Đồ cay

Đồ ăn cay chứa capsaicin, chất giúp giảm đau khớp, cơ và giảm chứng đau nửa đầu. Khi bạn tự nhiên thèm đồ cay, hãy kiểm tra xem có phải bạn đã vận động quá mức hay bị căng thẳng dẫn đến đau nửa đầu hay không.

Socola

Cảm giác thèm socola thường liên quan đến tình trạng thiếu magie, có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Một nghiên cứu khác đã chứng minh được rằng việc ăn khoảng 100 - 400 g socola đen mỗi ngày có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa cảm giác thèm ăn socola có thể do sức khỏe tinh thần của bạn không tốt.

Sữa, caramen, phô mai, bơ đậu phộng

Nếu bạn liên tục thấy thèm uống sữa, ăn phô mai, bơ đậu phộng hay caramen... thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo việc cơ thể đang thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Việc bạn cần làm là đi kiểm tra sức khỏe và xây dựng lại chế độ ăn hàng ngày.

Đá

Sắt là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Việc thèm nhai đá không chỉ gây hại cho răng mà còn báo hiệu cơ thể bạn đang bị thiếu sắt. Thiếu sắt khiến oxy khó vận chuyển đến các mô, làm giảm thể lực, nhanh mỏi mệt, kém tập trung, trí nhớ suy giảm…

Đồ ngọt

Thèm đồ ngọt có thể là dấu hiệu lượng đường trong máu thấp hoặc mất nước. Thỏa mãn cơn thèm đường có thể gây hại cho hormone và sự trao đổi chất. Trước khi tìm đến đồ ngọt, hãy uống một ly nước và cho cơ thể của bạn một chút thời gian để hồi phục lại. Nếu cảm giác thèm ăn vẫn còn, hãy ăn một quả táo, một vài loại quả mọng hoặc một quả cam.

Bánh mì và thịt đỏ

Thèm ăn thịt đỏ là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu protein cũng như sắt, acid amin hoặc phospho. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt để bù đắp cho sự thiếu hụt này không phải là điều tốt. Bạn có thể tìm kiếm các thực phẩm từ thực vật chứa nhiều sắt sẽ lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn.

Nitơ là thành phần hóa học quan trọng góp phần tạo nên các phức hợp quan trọng trong cơ thể con người như axit amin, amino axit, AND, ARN,… Thèm ăn bánh mì quá mức là biểu hiện của việc thiếu lượng nitơ trong cơ thể, tránh ảnh hưởng tới quá trình phân hóa tế bào và chuyển hóa protein.

Nước giải khát

Nguyên nhân có thể do các triệu chứng tiểu đường. Khát nước quá mức là dấu hiệu sớm báo trước bệnh tiểu đường. Bạn khát nước không phải vì hoạt động quá mức mà cơn khát thường đi kèm với việc đi ngoài quá nhiều. Khi bị tiểu đường, lượng đường dư thừa tích tụ trong máu, thận phải làm việc cực kỳ vất vả để hấp thụ và thanh lọc đường. Nhưng đôi lúc thận không thể giữ được và lượng đường dư được chuyển thành nước tiểu. Do đi tiểu nhiều, bạn cũng mất nước nhiều hơn nên thèm uống nước giải khát.

Theo ngoisao