Ảnh minh họa


Chóng mặt là trạng thái mất thăng bằng cơ thể, thị lực bị mờ đi và mọi thứ xung quanh quay vòng nhiều hướng, có thể kèm theo các triệu chứng hoa mắt, choáng váng, xây xẩm mặt mày dẫn đến buồn nôn, té ngã,…

Cơn chóng mặt có thể thoáng qua bất kỳ lúc nào với bất kỳ ai đặc biệt là phụ nữ trung niên, người chịu nhiều căng thẳng trong thời gian dài, người bị rối loạn tiền đình,…

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi như ăn uống không điều độ, bỏ bữa, thiếu ngủ, lười vận động, bị căng thẳng kéo dài, bệnh lý,… Nhưng ít người biết rằng chóng mặt cũng có thể xảy đến do sử dụng smartphone quá nhiều.

Smartphone là một trong những nguyên nhân gây ra chóng mặt

Ngày nay, thời đại khoa học công nghệ phát triển tột bật, smartphone ra đời ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu dáng, chức năng và giá cả vì thế hầu như mọi người đều có thể sở hữu cho mình chiếc smartphone riêng phục vụ cho cuộc sống với nhiều mục đích khác nhau như học tập, công việc, giải trí,…

Tỷ lệ thuận với điều này, ngày càng có nhiều người trải qua tình trạng chóng mặt, hoa mắt, suy nhược cơ thể,… chứ không riêng gì người cao tuổi, phụ nữ trung niên, người bị rối loạn tiền đình. Tại Hoa Kỳ- quốc gia có nền công nghệ smartphone phát triển mạnh nhất thế giới, hiện nay biểu hiện chóng mặt đứng thứ 2 trong số các triệu chứng bệnh tại các bệnh viện và phòng khám, cơ sở y tế (theo báo cáo của Viện Sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ). Vậy có phải smartphone là nguyên nhân gây ra chóng mặt trong thời hiện đại?

Theo Giáo sư Steven Rauch của Đại học Y Harvard đồng thời là Giám đốc Trung tâm Y khoa Rối loạn tiền đình và Cân bằng thị lực và thính lực Hoa Kỳ cho biết, sự cân bằng thị lực khác với các giác quan khác bởi có nhiều yếu tố tác động hơn.  Khi nhìn chằm chằm vào màn hình smartphone trong thời gian dài, mắt của chúng ta sẽ thích nghi với sự chuyển động liên tục của hiệu ứng nhưng toàn bộ cơ thể ta vẫn cố định không thay đổi. Điều này dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt thậm chí buồn nôn.

 

Theo nghiên cứu của nhà sáng lập của Phòng khám y khoa Focus (Anh)- David Allamby, trung bình người Anh dành 2 giờ/ ngày để sử dụng smartphone và họ thường đặt chúng cách khuôn mặt chỉ 18 cm, trong khi đó khoảng cách này khi đọc sách báo là 40cm. Trong khi đó, tiếp xúc nhiều với ánh sáng màu xanh của smartphone làm tăng cao nguy cơ trầm cảm, đau đầu và chóng mặt và các bệnh về mắt (theo báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2012 dựa trên nghiên cứu của Đại học Y Harvard).

Một trong những nghiên cứu của Giáo sư ngành Giải phẫu cơ thể học đầu ngành Thomas Stoffregen của Đại học Minnesota cho thấy, phụ nữ dễ bị choáng váng, xây xẩm mặt mày hơn nam giới, tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị chóng mặt cao gấp đôi đàn ông.

Trong thời đại smartphone nhiều và phổ biến như hiện nay thì số người chịu tác hại nặng nề của công cụ này ngày càng có xu hướng tăng nhanh, trong đó có tình trạng chóng mặt. Tiếc thay, tình trạng chóng mặt vì thoáng qua bất chợt nên thường không được chú trọng chữa trị và mọi người chỉ xem đó là biểu hiện của căng thẳng, mệt mỏi quá độ sau đó sẽ tự biến mất. Như vậy thật sự rất nguy hại.

Một số công ty sản xuất smartphone đã đưa ra cách để phòng ngừa tình trạng chóng mặt cho người tiêu dùng bằng cách cài đặt tính năng giảm chuyển động của các hiệu ứng đồ hoạ trên smartphone. Thiết nghĩ đây chỉ là giải pháp tạm thời, nếu muốn bảo vệ sức khoẻ lâu dài, không bị chóng mặt, hoa mắt thì chúng ta cần phải hạn chế sử dụng smartphone và xây dựng một lối sống lành mạnh chứ không nên ỷ lại vào ứng dụng các hãng sản xuất điện thoại.

Cách xử lý khi bị chóng mặt

Cách tốt nhất để phòng ngừa các cơn chóng mặt, hoa mắt xảy ra là hạn chế sử dụng smartphone khi có thể và xây dựng một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh bị căng thẳng và áp lực trong thời gian dài,…

Tuy nhiên, khi cơn chóng mặt, xây xẩm bất chợt xảy đến ngoài ý muốn, chúng ta nên dừng ngay công việc đang làm và hít thở sâu, uống thêm nước lọc, nước chanh, trà gừng; tìm chỗ tựa vững chắc bám vào và ngồi xuống từ từ, tránh thai đổi tư thế đột ngột. Nếu đang lái xe hoặc làm việc mà cảm thấy hoa mắt, ù tai, choáng váng cần phải cắt cơn chóng mặt tức thời thì thuốc giảm chóng mặt chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine để giảm chóng mặt hiệu quả.

Chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ biện pháp nào cắt cơn chóng mặt hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Tuy nhiên, nếu lựa chọn dùng thuốc giảm chóng mặt chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine thì nên chọn thuốc có nguồn gốc rõ ràng (ví dụ xuất xứ từ Pháp) của các hãng dược lớn và uy tín để bảo đảm hiệu quả và an toàn.

Theo Sức khỏe và đời sống