Không nên ép buộc trẻ trong bữa ăn.

Tôn trọng khẩu vị của trẻ

Nếu trẻ không đói, không nên bắt chúng phải ăn. Ngoài ra, không nên “hối lộ” hoặc bắt ép trẻ phải ăn hết phần ăn của mình, việc này chỉ tạo nên một cuộc đấu tranh căng thẳng về vấn đề ăn uống. Hơn nữa, con của bạn có thể cho rằng bữa ăn là sự lo lắng và thất vọng hoặc trở nên ít nhạy cảm với tín hiệu đói và no của mình.

Hãy cho trẻ ăn các bữa phụ để tránh gây áp lực và tạo cơ hội cho trẻ độc lập trong bữa ăn hơn.

Tạo thói quen

Ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ uống sữa hoặc 100% nước trái cây với thực phẩm, nhưng đừng cho uống nước giữa các bữa ăn. Cho trẻ uống nhiều nước trái cây, sữa hoặc đồ ăn nhẹ trong ngày có thể làm giảm mức độ thèm ăn.

Hãy kiên nhẫn với thức ăn mới

Trẻ nhỏ thường sờ hoặc ngửi thức ăn mới và thậm chí có thể nếm những mẩu nhỏ vào miệng và sau đó từ chối không ăn tiếp. Thậm chí, con bạn có thể cần phải tiếp xúc nhiều lần với thức ăn mới trước khi bé ăn miếng đầu tiên.Khuyến khích con của bạn bằng cách nói với bé về màu sắc, hình dạng, mùi thơm và kết cấu của thực phẩm - không chỉ có vị ngon. Chế biến các món ăn mới cùng với các loại thực phẩm con bạn yêu thích.

 

Làm  bữa ăn trở nên vui vẻ

    Cho trẻ ăn bông cải xanh và các loại rau khác với sốt hoặc nước sốt ưa thích. Cắt thức ăn thành nhiều hình dạng khác nhau. Chế biến món ăn với nhiều loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ.

    Yêu cầu sự giúp đỡ của con bạn

    Tại cửa hàng hay siêu thị, hãy yêu cầu con bạn giúp bạn chọn trái cây, rau cải và các thực phẩm lành mạnh khác. Ở nhà, khuyến khích trẻ giúp bạn rửa rau, khuấy bột hoặc dọn bàn.

    Làm một tấm gương tốt

    Nếu bạn ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh, con của bạn có nhiều khả năng sẽ làm theo.

    Hãy sáng tạo

    Ví dụ cho thêm bông cải xanh xắt nhỏ hoặc ớt xanh vào nước sốt spaghetti, ngũ cốc trên cùng với lát trái cây hoặc cho bí ngòi và cà rốt vào các món hầm và súp. Tóm lại hãy sáng tạo những công thức nấu ăn đủ dinh dưỡng, có màu sắc, hình dạng bắt mắt, ngon miệng.

    Giảm sự phân tâm trong bữa ăn

    Tắt tivi và các thiết bị điện tử khác trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp con bạn tập trung vào việc ăn uống. Hãy thận trọng với những quảng cáo trên truyền hình bởi nó cũng có thể khuyến khích con bạn thích ăn các loại thực phẩm có nhiều đường hoặc kém dinh dưỡng.

    Không coi món tráng miệng như một phần thưởng

    Coi đồ ăn tráng miệng là phần thưởng sẽ gửi thông điệp rằng món tráng miệng là thức ăn tốt nhất, điều này có thể làm con bạn thích ăn đồ ngọt hơn. Bạn có thể làm món tráng miệng một hoặc hai lần một tuần, các bữa khác thì không nên làm món tráng miệng - hoặc đổi món tráng miệng là trái cây, sữa chua hoặc các thức ăn lành mạnh khác.

    Đừng nấu những bữa ăn giữa chừng

    Nấu một bữa ăn riêng cho con bạn sau khi chúng không ăn bữa chính có thể tạo nên thói quen kén ăn. Khuyến khích trẻ ngồi lại mâm cơm để quan sát khẩu phần ăn của mình dù chúng không muốn ăn nữa. Tiếp tục khuyến khích trẻ ăn những thức ăn tốt cho đến khi chúng cảm thấy quen và muốn ăn thức ăn đó.

    Nếu bạn lo rằng việc kén ăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con bạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng nhi. Bác sĩ có thể xem xét sự tăng trưởng của con bạn trên biểu đồ tăng trưởng. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc ghi lại các loại và lượng thức ăn mà con bạn ăn trong 3 ngày. Việc này có thể giúp giảm bớt lo lắng của bạn.Bởi hầu hết trẻ nhỏ đều nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn trong 1 tuần. Vì thế, đừng nên quá lo lắng! Nhật ký thực phẩm cũng có thể giúp bác sĩ của con bạn xác định được bất kỳ vấn đề bất thường nào.

    Trong lúc đó, hãy nhớ rằng thói quen ăn uống của con bạn sẽ không thay đổi sau một đêm - nhưng những bước nhỏ bạn làm mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy một chế độ ăn uống lành mạnh.

    Theo Sức khỏe và đời sống