Những dữ liệu trong một thập kỷ về những trường hợp sinh sống ở Hoa Kỳ cho thấy tuổi của người cha có ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ trong khi mang thai đặc biệt là nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường. Giáo sư niệu học Michael Eisenberg cho rằng họ tìm kiếm những yếu tố ở người mẹ trong việc đánh giá nguy cơ sinh sản nhưng nghiên cứu này cho thấy những trẻ em khỏe mạnh trong một đội thể thao và tuổi của cha cũng liên quan sức khỏe trẻ. Dữ liệu thu nhận từ hơn 40 triệu ca sinh cho thấy những trẻ em sinh từ những người cha có tuổi lớn (thường là hơn 35 tuổi), có nguy cơ cao hơn khi sinh như nhẹ cân, co giật và cần phải trợ hô hấp ngay lập tức.

     

    Nói một cách tổng quát, tuổi người cha càng cao nguy cơ càng tăng. Chẳng hạn, người đàn ông trên 45 tuổi có 14% nguy cơ có con sinh non, người đàn ông trên 50 có 28% nguy cơ sinh con phải nhập đơn vị hồi sức sơ sinh. Theo Eisenberg hiện nay có khoảng 10% trẻ được sinh ra bởi những người cha trên 40 tuổi, cách nay 4 thập niên chỉ là 4%.

    Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 40,5 triệu ca sinh sống được ghi nhận bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Trung tâm Thống kê Sức khỏe Quốc gia. Các nhà nghiên cứu tổ chức thông tin dựa trên tuổi người cha: nhỏ hơn 25, từ 25 - 34, từ 35 - 44, từ 45 - 55 và trên 55 tuổi, họ kiểm soát bằng hàng loạt thông số liên kết mối liên quan giữa tuổi người cha và hậu quả khi sinh như chủng tộc, trình độ giáo dục, tình trạng hôn nhân, tiền sử hút thuốc lá, tiếp cận với việc chăm sóc và tuổi người mẹ. Ngoài kết quả nêu trên, một ghi nhận ngạc nhiên khác là ở những người đàn ông trên 45 tuổi, người vợ của họ có hơn 28% mắc đái tháo đường thai kỳ khi so sánh với những người 25 - 34 tuổi. Cơ chế sinh học có thể đóng vai trò trong việc này nhất là nhau thai của người mẹ nhưng sự nghi ngờ này chưa được giải thích rõ ràng.

    Theo Sức khỏe và đời sống