Bệnh dễ tấn công phụ nữ

Theo số liệu thống kê, bệnh viêm đường tiết niệu tấn công phụ nữ cao gấp 10 lần nam giới. Chủ yếu vì lý do khác biệt trong cấu tạo giải phẫu niệu đạo giữa 2 giới. Ở phái đẹp, vị trí âm đạo quá gần hậu môn, nên vi trùng gây bệnh khu trú ở hậu môn dễ dàng tìm đến niệu đạo, qua đây thâm nhập vào bàng quang, gây viêm bộ phận này.
 
Nhóm nguy cơ cao là phụ nữ hoạt động tình dục nhiều, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sau mãn kinh, bị bệnh tiểu đường, sỏi thận hoặc khiếm khuyết giải phẫu học hệ tiết niệu.
 
Khoảng 40-50% chị em thường xuyên mắc bệnh trong cả cuộc đời, cản trở khá nhiều sinh hoạt bình thường của chị em, trong đó có phiền toái thường xuyên phải ghé vào toilet .

Bệnh tấn công nhiều phụ nữ, nhất là chị em trẻ tuổi, mới làm vợ, là tình trạng viêm bàng quang thường xuyên tái phát (từng được đặt tên “bệnh tháng trăng mật”). Trong những dấu hiệu dễ nhận biết là cảm giác bỏng rát, tiểu buốt và đau nhói lúc tiểu tiện, đau âm ỉ ở khu vực bụng dưới, phía trên nơi thầm kín có thể xuất hiện vài giờ sau quan hệ, hoặc ngày hôm sau, đi tiểu nhiều lần. Có trường hợp vi trùng gây bệnh thâm nhập vào niệu đạo, ngay trong thời gian chung đụng.
 
Thủ phạm và triệu chứng

Thủ phạm bệnh đường tiết niệu gặp nhiều nhất là nhiễm khuẩn Escherichia coli, gần 90% các trường hợp. Vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào bàng quang hoặc bể thận, cầu thận, chúng nhân bản và gây bệnh. Ngoài ra còn có khuẩn Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophylicus.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu gặp nhiều nhất:
 
- Nhu cầu buồn và liên tục buồn tiểu tiện, mỗi lần tiểu tiện rất ít.
 
- Tiểu tiện nhiều lần trong đêm
 
Những triệu chứng khác:
 
- Bỏng rát khu vực niệu đạo.
 
- Đau bụng dưới.
 
- Căng tức bàng quang.
 
- Có cảm giác kim châm giữa hai lần tiểu tiện.
 
- Xuất hiện máu trong nước tiểu.
 
- Sốt cao, đau khi tiểu tiện.
 
Hậu quả
Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận và giảm chức năng thận vĩnh viễn. 25% bệnh nhân suy thận mạn tính do viêm niệu đạo kéo dài. Viêm đường tiết niệu không được chữa trị có thể gây tổn thương trong ống niệu đạo gây hẹp niệu đạo, gây sẹo khiến tiết diện niệu đạo bị thu hẹp, gây khó khăn khi tiểu tiện. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu còn có thể gây viêm nhiễm nhiều bộ phận khác của cơ quan sinh dục.
 
Điều trị
Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn. Người bệnh cần chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách, để tránh bệnh tái phát (thường nặng hơn) và khó chữa. Dứt khoát phải sử dụng thuốc đúng liều, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.
 
Cần lưu ý, trường hợp người viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong), không nên điều trị bằng kháng sinh vì người bệnh không bị nhiễm khuẩn.
 
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc Đông y.
 
30% tổng số nạn nhân trải nghiệm bệnh quay lại trong vòng 6-12 tháng. Chị em thường cho rằng, viêm đường tiết niệu là tất yếu, không thể tránh, phải chung sống với nó - đó là sai lầm cực lớn.
 
Bệnh tái phát là tín hiệu chứng tỏ vi khuẩn gây bệnh chưa bị tiêu diệt hết và chúng lại tấn công. Bệnh tái phát càng dày, sự đa dạng các chủng vi khuẩn gây bệnh càng lớn và nguy cơ biến chứng nguy hiểm với sức khỏe càng cao.
 
Hệ tiết niệu bao gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiệm vụ của nó là đào thải ra khỏi cơ thể những sản phẩm không cần thiết và độc hại xuất hiện trong quá trình trao đổi chất và điều hòa lượng nước trong cơ thể. Đôi lúc xảy ra sự cố nào đó trong hệ thống. Khi ấy nạn nhân thường phải tiểu tiện nhiều lần, xuất hiện tình trạng bỏng rát ở khu vực niệu đạo, đau bụng dưới hoặc căng tức bàng quang.

 

 Vinh Thu