Đảng Phụ nữ Gabriela ủng hộ dự luật ly hôn hợp pháp

Điều đáng nói là cả Tổng thống Rodrigo Duterte và nhiều giám mục đều phản đối dự luật trên. Ông Duterte - người đã ly thân vợ - lập luận rằng hợp pháp hóa ly hôn có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những đứa trẻ khi cha mẹ chúng "mỗi người một ngả". 

Trong khi đó, với tầm ảnh hưởng sâu rộng, Giáo hội Công giáo đề xuất chính phủ nên thực thi các luật khác để hạn chế tình trạng bạo hành trong gia đình - một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Theo Reuters, điều này có nghĩa chỉ những ai đủ khả năng tài chính mới có thể kết thúc cuộc hôn nhân của họ một cách hợp pháp.

Hàng ngàn phụ nữ ở quốc gia Đông Nam Á này muốn chấm dứt cuộc hôn nhân thất bại hoặc chìm đắm trong bao lực. Tuy nhiên, một cuộc hôn nhân chỉ có thể bị hủy bỏ dựa trên một vài lý do nhất định, trong đó không có bạo hành và ngoại tình. Thêm vào đó, việc hủy bỏ hôn nhân lại quá tốn kém và mất thời gian, khiến nhiều người chùn bước. 

Chẳng hạn như trường hợp của nhà báo Mar-Vic Cagurangan làm việc tại Philippines. Cô chia sẻ mình phải làm việc quần quật để gom đủ số tiền 2.000 USD cho thủ tục trên, trong khi vẫn phải trả tiền học phí cho 2 người con. Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người ở Philippines chỉ hơn 3.500 USD/người/năm. Chưa hết, cô Cagurangan phải mất khoảng 10 năm mới hủy bỏ được hôn nhân. Thậm chí, nhân viên tòa án còn đòi hối lộ để đẩy nhanh quá trình này.

Một cuộc khảo sát hồi năm ngoái cho thấy 53% số người được phỏng vấn ủng hộ hợp pháp hóa ly hôn ở Philippines. Ngoài ra, theo thống kê, số trường hợp chấm dứt hôn nhân đã tăng lên hơn 8.000 trong năm 2017, so với khoảng 1.000 vụ trong năm 2008, theo số liệu từ Văn phòng Cố vấn Philippines (OSG). 

Một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Philippines gần đây công nhận những trường hợp ly hôn của công dân nước này sống tại nước ngoài. Dù vậy, chừng nào có sự đột phá về luật, Philippines vẫn là 1 trong 2 quốc gia duy nhất cấm ly hôn trên thế giới, bên cạnh Vatican.

Theo Người Lao động