Thà để ông bà chết còn hơn phải để họ chịu đựng sự xấu hổ về cháu?

Tối thứ 5 của một ngày tháng 10/2018, một cậu bé 15 tuổi ở tỉnh Saitama của Nhật Bản đã gây tội ác với ông bà nội, kết quả người ông bị chết, người bà may mắn sống sót. Vụ việc đang gây ra sự chú ý trong dư luận với sự kinh hoàng, bối rối.

Nói về động cơ thúc đẩy hành vi, cậu thiếu niên này nói với cảnh sát Saitama: “Tôi định giết một người bạn cùng lớp vì cậu ấy từng có hành vi không thể tha thứ với tôi. Tôi muốn giải thoát cho gia đình mình nỗi đau và sự xấu hổ bằng cách giết tất cả bọn họ trước…, sau đó thì sẽ giết cậu bạn. 

Một câu chuyện không thể tin được? Điều đó có thể phụ thuộc vào lăng kính văn hóa của bạn. Một thám tử kỳ cựu và nhà tội phạm học Nhật Bản nghiên cứu vụ này tin rằng cậu bé này hiểu được chính xác những gì cậu ta nói - mặc dù ông thừa nhận điều đó từ một quan điểm văn hóa phương Tây, điều đó có thể khó tin. Trường hợp của trẻ vị thành niên minh họa một xu hướng khác trong tội phạm học của Nhật Bản: Số vụ giết người ngày càng tăng giữa các thành viên trong gia đình, hiện chiếm 55% tổng số vụ giết người trên toàn quốc. Theo báo cáo trong báo chí Nhật Bản và từ các nguồn gần điều tra, gần đây về vụ việc trên, nam học sinh này học ở trường trung học cơ sở, sống với bố mẹ ở thành phố Wakoshi của Saitama, nơi ông bà của cậu ta cũng sống cùng. Tên của cậu ta được giữ kín theo yêu cầu của luật pháp Nhật Bản.


Cậu ta theo học một trường tư trong khu vực và gần gũi với ông bà, thường xuyên đến thăm họ. Ông của cậu là người nổi tiếng và là một họa sĩ nghiệp dư, dẫn đầu một nhóm nhỏ các nghệ sĩ địa phương hay tổ chức triển lãm hàng năm ở Tokyo. Trước sự việc, các quan chức đã đổ lỗi cho giới truyền thông. “Trong một trường hợp như thế này, khi cậu bé này lên kế hoạch giết người, là có mong muốn tha thiết giúp cho các thành viên trong gia đình khỏi sự xấu hổ. Bởi vì bất cứ khi nào vị thành niên phạm một tội ác khủng khiếp, mọi người trong xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng đều “tấn công” gia đình và yêu cầu họ phải xin lỗi hoặc chấp nhận trách nhiệm. Ngay cả một đứa trẻ 15 tuổi cũng biết điều này. Vì vậy, kết quả là điều khủng khiếp đã diễn ra bị bắt nguồn từ những ý định có thể gọi là sự nhân từ".

Trong trường hợp liên quan đến vụ giết người của trẻ vị thành niên, thông thường các phóng viên thường theo đuổi, phỏng vấn cha mẹ để xin ý kiến, cho ra một tuyên bố, mặc dù tên của trẻ vị thành niên không thể được công khai. Trách nhiệm đối với một tội phạm thường bị ép lên các thành viên gia đình.

Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình tội phạm tại Nhật Bản về “Phóng viên nước ngoài nhìn vào Nhật Bản” của TBS vào mùa xuân năm 2016, không ai trong số khách mời có thể đưa ra câu trả lời đúng là tại sao các thành viên gia đình lại phải chịu trách nhiệm trước công chúng hoặc trong báo cáo truyền thông về hành vi phạm tội của thân nhân. 

Trở lại với câu chuyện cậu bé 15 tuổi ở tỉnh Saitama, cậu không có vấn đề gì ở trường, mặc dù được coi là một người cô độc. Cậu là thành viên của CLB Khoa học và học tốt toán. Dường như cậu ấy học giỏi nên các giáo viên nhà trường không thấy cậu có vấn đề gì.  

Tất cả đã thay đổi vào tối ngày 18/10. Cậu rời trường học lúc khoảng 6 giờ chiều và đến thăm ông bà của mình trong căn hộ chung cư của họ. Trong khi vẫn mặc đồng phục trường học của mình, cậu tấn công người ông 87 tuổi của mình với 10 nhát dao hoặc nhiều hơn thế... Cậu ta cũng tấn công người bà 82 tuổi vào cổ, nhưng khi bà yêu cầu được phép sử dụng nhà vệ sinh trước khi qua đời, cậu đã để bà làm điều đó. Từ phòng tắm, bà gọi cho mẹ cậu,  lúc đó là 6 giờ 50 chiều, để lại trên một thư thoại lời nhắn cầu xin cô về nhà ngay lập tức. 

Sau đó cậu bé rời khỏi nhà ông bà và chạy trốn. Cậu ta thay quần áo và bỏ đồng phục trường học dính máu của mình gần đó. Vào lúc 7 giờ 25 chiều cùng ngày, mẹ cậu ta đến, tìm thấy thi thể người ông đã chết do mất máu. Người bà thì sống sót. Cậu bé đã bị bắt vào 9 giờ 50 sáng hôm sau gần ga Kawagoe, cách 20 km từ hiện trường. Cậu ta có một con dao của người bán thịt và thêm ba con dao nữa trong túi của mình, trên người vẫn còn dính máu. Khi bị cảnh sát thẩm vấn, cậu ta thừa nhận đã đâm cả ông bà với ý định giết họ. Cậu ta bị bắt và cậu ta nói với cảnh sát: “Không có gì sai cả. Tôi tự làm đấy".

Cậu bé đã bị bắt vào một ngày sau, vì vụ giết ông nội của mình, nhưng cậu ta không giết bạn cùng lớp – người mà cậu ta dự định sẽ giết; nên có khả năng, cậu ta không phải đối mặt với bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến phần kế hoạch giết người bạn đó. 

Nguyên nhân từ "văn hóa xấu hổ"

Đây có vẻ giống như một động cơ kỳ quái cho việc giết người thân trong gia đình, nhưng một thám tử (đã nghỉ hưu) và cũng là nhà tội phạm học tin rằng lời thú nhận này là “hợp lệ”.

Taihei Ogawa nói với tờ Asia Times rằng gần một nửa số vụ giết người ở Nhật Bản diễn ra giữa các thành viên trong gia đình với mong muốn tha thiết cho nạn nhân khoát “khỏi sự xấu hổ” đôi khi là một nguyên nhân. Đây là điều mà nhiều người Nhật Bản có thể hiểu và không khó để tiếp nhận.

Nhưng đối với một người nước ngoài, là thật khó. Bạn có lẽ không thể hiểu được nó, Ogawa nói: "Những gì đã được báo cáo về lời thú nhận của cậu bé có ý nghĩa với tôi. Tôi nghĩ điều đó là đáng tin cậy và dựa trên kinh nghiệm của riêng tôi, tôi hoàn toàn hiểu”.

Khi được hỏi liệu có tốt hơn để sống trong sự xấu hổ thay vì bị giết, Ogawa nói: “Ồ, đó là nếu đó là bạn! Chắc chắn, đối với một người Mỹ, hầu hết mọi người có lẽ sẽ nghĩ theo cách đó. Tuy nhiên, đây là tất cả về tâm lý của tên tội phạm”. Được biết, Ogawa, người đã viết nhiều cuốn sách về tội phạm ở Nhật Bản, bao gồm cả kinh điển năm 2011, Quy tắc của một thám tử cảnh sát tại hiện trường tội phạm hiện đang nghiên cứu vụ án. 
Một thám tử Kanto, với 10 năm kinh nghiệm về các trường hợp tội phạm bạo lực, cũng đã đưa ra ý kiến, giải thích theo cách này: “Nhật Bản là một nền văn hóa xấu hổ và sự xấu hổ đó giúp giữ trật tự, theo một nghĩa nào đó”. Ông nói: “Mặt trái của điều đó là một số người cảm thấy rằng thà chết còn tốt hơn là sống trong sự xấu hổ. Nhưng khi họ áp đặt quan điểm đó cho người khác - đó vẫn là vụ giết người”.

“Murishinju”

Trường hợp trên cũng có vẻ là một phần của một thực trạng lớn hơn ở Nhật Bản: giết người thân trong gia đình. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã thông báo rằng 55% vụ giết người trong năm 2016 diễn ra giữa các thành viên gia đình - đây một xu hướng mà họ thấy ngày càng tăng. Trong trường hợp cha mẹ bị lo lắng vì mất việc, bị mắc bệnh giai đoạn cuối hoặc bất ổn về tinh thần... họ sát hại con cái của họ cùng với murishinju chính mình, và họ tin rằng hành động này không ảnh hưởng đến trẻ em - “murishinju”, có nghĩa là tự sát - một thuật ngữ mà mọi người đều biết. 

Vào tháng 9/2018, cựu phóng viên tờ báo Mainichi Yoko Kuroiwa cũng đã cho triển khai viết về các vụ giết người trong gia đình, trong đó ông đã “nhắc nhở, cảnh báo” các phóng viên: "Tôi chưa bao giờ đồng tình điều này trong báo ngày của tôi". “Khi một đứa trẻ chết do sự lạm dụng của các thành viên gia đình, đó là một câu chuyện của cả đất nước. Nếu người mẹ hay cha giết bọn trẻ và sau đó tự sát, nếu chúng ta gọi nó là murishinju, giá trị tin tức sẽ giảm. Chúng ta nên ngừng sử dụng thuật ngữ “làm đẹp” về bạo lực gia đình”.

Trong thực tế, theo các chuyên gia, những người giết người trong gia đình thường được nhắc tới với những câu từ nhẹ hơn. Trong một số trường hợp, kẻ tấn công được đưa ra một bản án treo và không có thời gian tù. Hiện nay, báo chí Nhật Bản đang theo xu hướng đó. Điều trớ trêu là, có ý thức hoặc vô ý thức, đó là một phần của lý do dẫn đến nguyên nhân của tình trạng giết người ở tuổi vị thành niên. 

 T.Hiền


Theo  atimes