Hội nghị Đối thoại chính sách về phụ nữ và kinh tế APEC 2017 diễn ra tại Huế

Đặc biệt, cơ hội dành cho nữ lãnh đạo trong xã hội và các khối kinh tế vẫn còn rất hạn chế” – là một phần nội dung báo cáo của bà Lê Thị Kim – Giám đốc Nhân sự toàn quốc của ManpowerGroup Việt Nam trong khuôn khổ hội nghị Đối thoại chính sách về phụ nữ và kinh tế APEC 2017 diễn ra tại Huế (từ ngà 26 – 29.9) với sự tham dự của 21 nền kinh tế thế giới. 

Theo đó, tại Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong tổ chức hiện được cho là khiêm tốn: Tỉ lệ phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo cấp cao chỉ chiếm khoảng 33% trong đó có 25% phụ nữ là chủ doanh nghiệp, so với tỉ lệ 50% dân số Việt Nam tham gia trên thị trường lao động là nữ.

Tỉ lệ nữ ở Việt Nam tham gia lực lượng lao động xấp xỉ 70% trong tổng số phụ nữ toàn quốc, một trong những quốc gia có tỉ lệ cao nhất thế giới. Theo một nghiên cứu về phụ nữ và việc làm, thu nhập và an sinh xã hội, khoảng 70- 80% số nữ giới đang làm việc tại các lĩnh vực không chính thức, trong số đó, 60% làm nghề nông và 20% ngoài lĩnh vực nông nghiệp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ – vốn chiếm khoảng 98-99% các doanh nghiệp tại Việt Nam -  do phụ nữ thành lập chiếm 30% trong nền kinh tế. Các lĩnh vực về khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học vẫn do nam giới chiếm lĩnh hiện nay.

Theo báo cáo này, xét trên một số phương diện, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong vấn đề thu hẹp khoảng cách giới và xếp thứ 9 trong 24 nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển này, chính phủ Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều mục tiêu, bao gồm: Tăng tỉ lệ tăng nữ cán bộ trong hệ thống quản lý từ cấp huyện đến đại biểu Quốc hội  từ 0,3%-3,23%, tổng số người được tạo việc làm mới hằng năm phải bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ) và tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp phải đạt từ 35% vào năm 2020…

Theo đề xuất của ManpowerGroup “7 bước xây dựng ý thức bình đẳng giới” đòi hỏi sự cam kết thực hiện và phối hợp chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo bao gồm:

1. Thay đổi nhận thức của chính mình;

2. Chính đội ngũ lãnh đạo phải chú trọng vấn đề bình đẳng giới;

3. Luôn hỏi “tại sao không” (“Tại sao không” giúp nâng cao/hoàn thiện? thay vì khẳng định là “không có tố chất”);

4. Tuyển dụng những người hiểu rõ giá trị con người;

5. Xây dựng và phát huy văn hóa “ý thức về bình đẳng giới”;

6. Áp dụng cụ thể và thực tế, phụ nữ sẽ phù hợp nhất ở vị trí nào và khi nào;

7. Đặt ra lộ trình đạt được, chỉ tiêu có thể đo lường được, kết quả có thể đạt được.

                                                             Theo Lao động .vn