Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), năm 2017 cả nước đưa được 134.750 lao động đi nước ngoài làm việc, vượt 28% so với kế hoạch năm và bằng 106% so với tổng số lao động đi xuất khẩu trong năm 2016. Đây là năm thứ tư liên tiếp số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000.


Đài Loan vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt Nam sang làm việc với hơn 66.900. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp số lượng lao động đưa đi Đài Loan đạt trên 60.000.

Đến hết tháng 11/2017, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 206.180, chiếm 30% thị phần lao động nhập khẩu của lãnh thổ này, đứng thứ hai sau Indonesia. Trong đó lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87%, lao động làm việc trong ngành dịch vụ xã hội chiếm 13%.

Biến động thị trường lao động trong 5 nămĐơn vị: người9 6869 68619 76619 76627 01027 01039 93839 93854 50454 50446 36846 36862 12862 12867 12167 12168 24468 24466 92666 9265 4465 4467 2427 2426 0196 0198 4828 4825 1785 1782 0792 079Nhật BảnĐài LoanHàn QuốcMalaysiaSaudi ArabiaNăm 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm 2017020k40k60k80kNăm 2016 Malaysia: 2 079

Thị trường Nhật Bản có sự tăng trưởng vượt bậc với hơn 54.000 lao động (trong đó có hơn 24.000 lao động nữ), tăng so với năm 2016 hơn 39.000 người… Cùng với Đài Loan, Nhật Bản cũng được đánh giá là thị trường xuất khẩu lao động nhiều tiềm năng. Đặc biệt, đây là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt, được nhiều lao động Việt Nam quan tâm.

Việt Nam đã trở thành nước có số lượng thực tập sinh lớn nhất trong 15 quốc gia cử thực tập sinh sang Nhật Bản với hơn 150.000 lượt người tới Nhật trong 20 năm qua.

Cùng với các nghề truyền thống như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, một số thị trường đang tuyển dụng những nhóm ngành nghề mới như điều dưỡng, hộ lý và lao động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tay nghề, kỹ thuật cao… tạo ra nhiều cơ hội làm việc hơn nữa cho người Việt Nam. 

Theo VNExpress