Một du học sinh Việt làm thêm tại Osaka, Nhật Bản /// Ảnh chụp màn hình Nikkei Asian Review
                                                                                                        Một du học sinh Việt làm thêm tại Osaka, Nhật Bản

Nhằm đối phó tình trạng già hóa dân số gây thiếu hụt lao động, chính phủ Nhật ban hành quy định cho phép công dân nước ngoài có trình độ Nhật ngữ và thành thạo nghề đăng ký chế độ lưu trú Lao động có tay nghề loại 1 với thời hạn đến 5 năm để làm việc trong 14 lĩnh vực ngành nghề như xây dựng, nông nghiệp, y tá, nhà hàng...
Điều này mở ra hy vọng cho nhiều du học sinh Việt muốn ở lại làm việc, trong khi trên thực tế nhiều người lo ngại không được chấp thuận vì họ từng vi phạm quy định về giờ làm thêm tối đa đối với du học sinh nước ngoài.

Nhu cầu tuyển dụng cao

Với chính sách có hiệu lực từ tháng 4, chính phủ Nhật hy vọng thu hút tối đa 47.000 lao động nước ngoài trong tài khóa đầu tiên. Tuy nhiên, tính đến ngày 25.10 vừa qua chỉ có 732 người được cấp loại thị thực mới.
Du học sinh Việt gặp khó khi muốn làm việc tại Nhật - ảnh 1

Thực tập sinh Việt tham gia huấn luyện điều dưỡng tại Tokyo

Ảnh chụp màn hình Nikkei Asian Review

Trong khi đó, nguồn du học sinh nước ngoài tăng mạnh kể từ năm 2008 khi chính phủ đặt mục tiêu thu hút 300.000 du học sinh vào năm 2020. Số du học sinh nước ngoài năm ngoái đạt 299.000 người, là nguồn lao động bổ sung đầy hứa hẹn dưới chính sách mới.
Theo PGS Yuriko Sato tại Viện Công nghệ Tokyo, số du học sinh Việt Nam và Nepal tăng liên tục trong những năm qua. “Điều này là do nhiều trường Nhật ngữ và dạy nghề khi tuyển sinh tại các nước trên đã nói với các thí sinh rằng họ có thể vừa học vừa làm khi đến Nhật”, theo bà Sato.
Tuy nhiên, nếu họ tuân thủ quy định làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần thì chỉ kiếm được khoảng 100.000 yen (21,3 triệu đồng) mỗi tháng. Dù biết rõ quy định, nhiều du học sinh vẫn làm thêm quá giờ vì nhiều lý do như không được cha mẹ chu cấp hay phải trả nợ. Trong khi đó, một số cơ sở sẵn sàng nhận họ làm thêm quá giờ vì thiếu người.

Lo ngại bị từ chối

Tại Nagoya, nhiều du học sinh băn khoăn không muốn xin thị thực việc làm chỉ vì lo ngại về việc vi phạm giờ làm thêm. Thậm chí dù xin được thị thực, họ vẫn lo việc vi phạm sẽ bị phát hiện và họ không được đăng ký chế độ lưu trú mới.
Du học sinh Việt gặp khó khi muốn làm việc tại Nhật - ảnh 2

Một lao độngngười Việtlàm việc tại Nhật

Ảnh chụp màn hình Nikkei Asian Review

Một du học sinh Việt 23 tuổi không nêu tên tại một trường nghề ở Nagoya chia sẻ về việc muốn giảm giờ làm thêm dù có thể đã muộn. Du học sinh này vượt qua kỳ thi kỹ năng trong lĩnh vực nhà hàng nhưng nhiều người khuyên không nên xin thị thực vì từng vi phạm quy định làm thêm.
Người này đến Nhật học ngành khách sạn từ năm 2015 nhưng mẹ bị ung thư vào năm sau đó không thể gửi tiền chu cấp nên anh buộc phải làm thêm tại một cửa hàng tiện ích và một khách sạn, với tổng thời gian gần gấp đôi giới hạn quy định.
Theo một quan chức Cơ quan Dịch vụ Di trú, theo quy định chung, các đương đơn sẽ không đủ tiêu chuẩn xin thị thực nếu từng vi phạm.Tuy nhiên, quan chức này không nắm rõ có bao nhiêu đơn từng bị bác vì vi phạm giới hạn giờ làm thêm.
Trong khi đó, PGS Sato cho rằng cơ quan chức năng cần giải quyết vấn đề về mặt tổ chức chứ không nên chỉ đổ lỗi cho du học sinh.

Doanh nghiệpNhật thu hút nhân tài người Việt

Theo trangOpenGov, Bộ Thông tin và Truyền thông Nhật Bản vừa ra thông cáo cho hay lĩnh vựccông nghệ thông tin(IT) của nước này đang phát triển tốt nhưng thiếu nhân sự và sẵn sàng tuyển dụng lao động Việt. Hiệp hội Công nghệ thông tin Nhật (JISA) cho biết các công ty Nhật thiếu khoảng 781.000 kỹ sư IT nên 80% công ty sẵn sàng tuyển lao động nước ngoài, trong khi 95% sẵn sàng tuyển lao động Việt,nhất là các doanh nghiệp vốn FDI của Nhật đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo JISA, thị trường IT Nhật trị giá 460 tỉ USD (10,6 triệu tỉ đồng), trong đó chỉ riêng mảng phần mềm là 130 tỉ USD.

Theo Thanh Niên