Ảnh minh họa


Trong đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, doanh nghiệp (DN) được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là công ty được thành lập và hoạt động theo Luật DN, có 100% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam. Tổ chức kinh tế tham gia góp vốn thành lập Ccng ty đề nghị cấp giấy phép không có cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn pháp định đối với DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỉ đồng.

Theo dự thảo, tổ chức bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN dịch vụ bao gồm: Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính của công ty thực hiện hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; Các chi nhánh (nếu có) thành lập và hoạt động theo quy định của Luật DN, được giao nhiệm vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo Người Lao động