Bà Kate Dennis - Thạc sĩ Kinh doanh của UTS Insearch đưa ý kiến tại hội thảo


Công bố mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì trong quý II/2018, cả nước có gần 127.000 lao động trình độ đại học thất nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ngành lại thiếu nhân lực, trong đó ngành CNTT là thiếu hụt nghiêm trọng.

Cụ thể, trong báo cáo năm 2018, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung về Nền Kinh tế kỹ thuật số tương lai của Việt Nam nhấn mạnh nhu cầu tuyển dụng hơn một triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, với yêu cầu về kỹ năng CNTT tăng 47% mỗi năm.

Trong đó, xu hướng phát triển các ngành nghề nóng về CNTT ở Việt Nam bao gồm Trí tuệ nhân tạo, Lưu trữ đám mây, Thực tế ảo (VR), Thực tế tăng cường (AR) và công nghệ Blockchain. Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm Internet vạn vật, Thương mại điện tử, Quy trình kinh doanh và Gia công phần mềm CNTT.

Thực tế này không chỉ diễn ra ở nước ta, mà còn là tình trạng chung của các nhà tuyển dụng trên toàn Châu Á. Theo Tiến sĩ Alan Sixsmith - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Sydney thì việc thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo đã trở nên trầm trọng.  

“Ngay trên toàn Châu ¡, nguồn nhân lực hiện có đủ đáp ứng cho công việc trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo cho toàn cầu cũng chỉ dừng lại ở mức 300.000 người, trong khi nhu cầu thực là hàng triệu chuyên gia. Điều này có nghĩa là nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo sẽ còn thiếu hụt trong tương lai gần” - ông Alan Sixsmith nhấn mạnh.

Thiếu kinh nghiệm thực hành, sinh viên công nghệ mất cơ hội

Mặc dù nắm nhiều lợi thế về nhu cầu tuyển dụng, song, các sinh viên ngành công nghệ thông tin hiện nay hay ngộ nhận cho rằng giỏi kiến thức trên sách vở là đủ và trông chờ vào doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì ở nước ta có đến 72% sinh viên ngành CNTT ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và 80% lập trình viên phải đào tạo lại.

“Các nhà tuyển dụng Việt Nam cần nhân viên có k¬ năng CNTT và trình độ kỹ thuật số xuất sắc, nhưng những nhân viên này cũng cần có kỹ năng mềm và kỹ năng xã hội tốt để xây dựng các nhóm làm việc và giao tiếp hiệu quả với khách hàng quốc tế” - Tiến sĩ Alan Sixsmith cho hay.

Đặc thù của CNTT là không thể chỉ dạy lý thuyết suông, sinh viên cần được thực hành một cách đều đặn, thậm chí là “cầm tay chỉ việc”. Bên cạnh đó, các k¬ năng về làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, đối thoại, trình bày... và năng lực ngoại ngữ là những yêu cầu mà mọi nhà tuyển dụng hướng đến, đặc biệt là trong ngành CNTT. Như vậy, chỉ là cô cậu sinh viên chăm chỉ trên giảng đường với các tiết học lý thuyết thôi vẫn chưa đủ và cần phải cải thiện rất nhiều trong bối cảnh bùng nổ công nghệ hiện nay.

Một ví dụ điển hình cho mô hình học tập kết hợp phát triển các kỹ năng cho sinh viên ngành CNTT là Đại học Công nghệ Sydney (Australia). Ở đây, các sinh viên có cơ hội tương tác với doanh nghiệp từ khi mới bắt đầu khóa học cho đến khi tốt nghiệp.

Bà Kate Dennis - Thạc sĩ Kinh doanh của UTS Insearch cho biết: “Các khóa kỹ sư có hai kỳ thực tập, các khóa khoa học máy tính và CNTT cũng có kỳ thực tập để đảm bảo sinh viên thường xuyên được kết nối với doanh nghiệp và các phát triển công nghệ mới nhất. Làm việc với các công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực mới này là điều vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên”.

Bên cạnh đó, các sinh viên ở đây phải tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm để phát triển các kỹ năng mềm cũng như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Như vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành CNTT ở nước ta cũng như các nước trong khu vực là rất lớn. Tuy nhiên, thách thức đi kèm cũng không hề nhỏ. Vì vậy, sinh viên CNTT cần bắt tay ngay vào việc đề ra kế hoạch cũng như mục tiêu rõ ràng cho ngành học và trau dồi các kỹ năng mềm ngay từ bây giờ.

Theo Lao động