Ông Wang Junqiang đợi đơn hàng ở thành phố Thượng Hải.

Ông Wang Junqiang, 40 tuổi, quê ở thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, là một trong những lao động Trung Quốc xuân này không về quê ăn Tết. Đứng bên ngoài một trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải, ông kiểm tra điện thoại di động, chờ nhận đơn hàng tiếp theo, theo SCMP.

Ông Wang đã làm việc ở Thượng Hải 10 năm. Ông từng là bồi bàn tại một cửa tiệm thuộc chuỗi nhà hàng Đài Loan trước khi gia nhập đội quân giao đồ ăn vào năm ngoái trong bối cảnh dịch vụ gọi đồ ăn qua mạng phát triển mạnh.

Phải làm việc trong kỳ nghỉ Tết dài 7 ngày, song ông Wang vẫn thấy vui vẻ. Công ty nơi ông làm việc trả lương cho nhân viên dịp Tết cao gấp ba ngày thường. Nhân viên về quê muộn hay trở lại sớm đều được thêm tiền.

"Nếu làm việc đến ngày 30 Tết, bạn sẽ có thêm 158 USD. Nếu quay lại làm việc trước hoặc vào ngày mồng 5 Tết, bạn có thêm 110 USD", ông Wang kể.

Công việc của những lao động nhập cư như ông thường chỉ mang lại thu nhập thấp. Số tiền kiếm thêm vào thời điểm này trong năm do vậy trở thành một động lực lớn. Mùa Tết năm ngoái, nhờ làm việc chăm chỉ, ông kiếm được khoảng 1.580 USD trong một tháng. 

Tuy nhiên, tình hình năm nay có thể sẽ khó khăn hơn. "Có quá nhiều người tham gia vào việc giao đồ ăn nên không còn nhiều đơn hàng cho chúng tôi như trước", ông giải thích. Ông Wang cho biết nhóm khách hàng chính là nhân viên văn phòng và sinh viên đều đã về quê, khiến số đơn hàng sụt giảm.

Dẫu vậy, ý nghĩ tránh được cuộc xuân vận với gần 3 tỷ lượt người di chuyển bằng phương tiện công cộng từ 1/2 - 12/3 ở Trung Quốc cũng khiến ông thấy nhẹ nhõm phần nào. Không có tàu hỏa hay máy bay từ Thượng Hải đi Bảo Kê, ông phải trung chuyển qua thành phố Lan Châu hoặc Tây An nếu muốn về quê. Việc mua vé đến cả hai điểm này không phải việc dễ khi bước vào kỳ nghỉ. 

Việc có gia đình ở Thượng Hải là một lý do để ông hình thành thói quen không về quê ăn Tết. "Tôi thật sự không ngại trải qua kỳ Tết ở đây. Vợ tôi làm việc tại đây, con tôi cũng học ở đây. Tốt hơn là để khi khác hẵng về nhà", ông nói.

Suốt 15 năm sống ở Thượng Hải, bà cho biết chưa bao giờ tham gia vào cuộc xuân vận. Như gia đình ông Wang, vợ chồng bà thích để lúc khác về nhà. "Tôi hoàn toàn thấy ổn với việc ở lại đây. Phải có ai đó làm việc trong kỳ nghỉ", bà nói.Công nhân vệ sinh Lu Xiaomei, 53 tuổi, quê ở thành phố Trùng Khánh cho biết tiền không phải là yếu tố quyết định việc bà không về quê vui Tết đoàn viên. Hai vợ chồng bà đều không được trả thêm tiền khi ở lại thành phố làm việc trong dịp Tết.

"Trước tiên là vào dịp này không dễ mua vé tàu. Sau đó là chuyện xin nghỉ. Những người quê xa như chúng tôi cần ở lại để làm việc bởi công nhân vệ sinh quê gần Thượng Hải sẽ nộp đơn xin làm", bà giải thích.

"Với nghề của tôi thì tháng trước kỳ nghỉ Tết là thời điểm bận nhất vì mọi người muốn có kiểu tóc đẹp để đón năm mới. Tôi chọn ở lại làm việc, chuyện đi chơi để sau cũng được". Sau khi công việc kết thúc, cô dự định đi du lịch cùng đồng nghiệp.Trong những người ở lại Thượng Hải vào dịp Tết năm nay có thợ cắt tóc Maggie Lu, 28 tuổi, quê ở Urumqi, Tân Cương. Cô đang bước vào những ngày làm việc bận rộn nhất năm khi khách kéo đến làm đẹp.

Maggie cho hay chỉ định về nhà khi mùa cao điểm đã đi qua. "Ở nhà tôi chỉ kiếm được 478 - 632 USD mỗi tháng. Ở Thượng Hải, con số này tăng gấp đôi. Tôi luôn tin là mình càng siêng năng thì phần thưởng nhận được sẽ càng hậu hĩnh", cô gái đến Thượng Hải 6 tháng trước chia sẻ.

Giáo sư Zheng Fengtian, chuyên gia về phát triển nông thôn và lao động nhập cư tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho hay quyết định ở lại làm việc của nhóm lao động này giúp ngăn tình trạng xáo trộn xảy ra ở thành phố. "Nếu tất cả họ đều về quê, đời sống đô thị Trung Quốc sẽ rơi vào thảm họa. Nhà hàng đều đóng cửa, không ai chăm sóc trẻ em", ông nói.

Theo VNExpress