Minh họa
1. Thích chụp ảnh 'tự sướng'

Sự phát triển của công nghệ và sự ra đời của "gậy tự sướng" giúp khách du lịch dễ dàng lưu giữ hình ảnh trong kỳ nghỉ của mình. 

"Wifi chùa" ở nhiều nơi khiến nhiều người liên tục chụp mọi lúc mọi nơi rồi đăng ảnh, livestream trên facebook, Instagram.

Có điều không phải ai trong list bạn bè đủ thời gian và sự quan tâm để ngồi bấm xem và like vài trăm tấm ảnh về kỳ nghỉ của người khác trên facebook.

Việc luôn chúi mũi vào điện thoại cũng có thể làm hỏng chuyến đi của bạn vì sẽ làm bạn ít có ý niệm nào về địa điểm đang thăm, về những gì đang xem, cảm nhận về nơi chốn mới...

2. Du khách ôm sách hướng dẫn du lịch

Tương tự như người nghiện mạng xã hội, người chỉ biết đến sách hướng dẫn du lịch cũng rất dễ khiến chuyến đi trở nên nhàm chán. 

Bởi lẽ, trên tay họ luôn có cuốn sách hướng dẫn du lịch chi chít các dòng chữ được bôi màu vàng, xanh, đỏ đánh dấu.

Kiểu du khách này ngắm những cảnh đẹp được hướng dẫn trong sách, ăn những món được khen ngợi và khuyên du khách nên ăn mà mất đi sự vô tư, trải nghiệm mới. 

Đối tượng du khách này biết rất rõ thông tin về điểm du lịch, như giờ tàu xe chạy, giờ mở cửa, giá vé, nên đến chỗ nào, nên mua gì, xem gì. 

Tuy nhiên, vì luôn làm theo những gì trong sách hướng dẫn nên họ trở nên "sợ hãi khám phá" và rụt rè trước nhiều chuyến đi mới. 

Trong khi đó, nhiều người lại cảm thấy du lịch thực sự là trải nghiệm khi được khám phá những nơi không ai biết.

3. Du khách đi nhiều nhưng không chất lượng

Đơn giản, vì họ là những người đi du lịch theo phong cách "check in" là chính. Giống như theo phong trào, những người này sẽ cố gắng để đến một điểm du lịch, một nhà hàng, một homestay nào đó đang nổi danh và được nhiều người ca ngợi.

 Họ đến, chụp vài tấm ảnh rồi đăng lên mạng xã hội kèm dòng trạng thái "Đã check in ở A. Chẳng thấy khác B là bao".

Những người này có thể đi rất nhiều, ở lại rất lâu nhưng lại không có chút ấn tượng nào về điểm đến. Họ sẽ có cách so sánh rằng "Công viên quốc gia thực ra chả có gì, chỉ giống như khu vườn nhà mình", hoặc "Công viên Grand Canyon chỉ bé như cái mương nước".

Những câu chuyện không hấp dẫn của họ khiến cho những người chuẩn bị đi mất hứng. Những con mọt sách thì tin vào những gì được hướng dẫn trước nên sẽ thêm e ngại việc đi du lịch.

4. Những người chỉ thích du lịch là tận hưởng

"Trải nghiệm, khám phá, thử thách bản thân" là cụm từ không bao giờ xuất hiện trong ý tưởng về chuyến du lịch của những đối tượng này.

Họ coi du lịch là quãng thời gian nghỉ ngơi nên sẽ phải được hưởng những dịch vụ tốt nhất, giường êm, khách sạn đẹp, món ăn ngon, điểm đến đẹp.

Du lịch trọn gói là điều mà những người chỉ thích du lịch tận hưởng luôn hướng tới và sẵn sàng chi nhiều tiền cho chuyến đi.

Người du lịch kiểu này không thích đọc sách về những địa điểm nghỉ dưỡng, họ cũng không quan tâm có tìm thấy hay gọi tên được chúng trên bản đồ hay không, nên mọi sự chuẩn bị trước chuyến đi đôi khi chỉ là mua kem chống nắng và quần áo đẹp.

Chính vì điều đó mà đối tượng khách này thường bị bất ngờ trước những sự cố gặp phải trên đường đi, dễ dụ dỗ tham gia vào tour du lịch trọn gói mà thực tế thăm quan chỉ nửa ngày, nửa ngày còn lại là ở các trung tâm mua sắm, quầy hàng lưu niệm.

5. Du khách "không thích tiêu tiền"

Trái ngược với kiểu du khách thích hưởng thụ, những du khách không thích tiêu tiền thường rất chi li trong việc chi tiêu trong chuyến đi. Họ có thể mất rất nhiều thời gian để cân nhắc mua sắm, và sẽ sử dụng hết tất cả các dịch vụ có trong tour trọn gói, cho dù có nhu cầu hay không.

6. Kiểu du khách nghiện shopping

Đối tượng du khách này thường là những người nhiều tiền và kỳ nghỉ cũng giống như chuyến shopping của họ. 

Họ sẽ sử dụng những dịch vụ tốt nhất, ngồi ở khoang hạng nhất máy bay, ở trong khách sạn danh tiếng, dùng đồ hàng hiệu, mua sắm ở những trung tâm xa xỉ, ăn trong những nhà hàng đắt tiền.

Khi trở về, vali của những du khách này luôn chật cứng những món đồ mà họ mua ở điểm đến đó.

Theo Tuổi tre