Cầu Bosphorus là một trong hai cây cầu treo bắc qua eo biển Bosphorus, được trang bị hệ thống đèn led đổi màu có hoa văn độc đáo làm rực sáng cây cầu vào ban đêm, tạo thành điểm nhấn hiện đại bên cạnh di tích lịch sử thành phố Istanbul.

Istanbul, thành phố lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ thường được cho là thuộc châu Âu, nhưng trên thực tế, nó nằm trên hai lục địa khác nhau và bị chia cắt bởi eo biển Bosphorus. Một phần của thành phố ở châu Âu, phần khác ở châu Á.

Eo biển Bosphorus có chiều dài 31km, nối Biển Đen với Biển Marmara, hình thành một đường biên giới tự nhiên giữa hai lục địa. Đây cũng là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa vang bóng một thời. Tới đây, bạn sẽ đi trên một con tàu du lịch từ bờ Á sang Âu chỉ mất 30 phút mà không cần xuất trình hộ chiếu.

Bờ Âu trông hiện đại hơn hẳn nhưng bờ Á thì yên tĩnh và mang nhiều nét truyền thống.

Tên Bosphorus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “eo biển bò”, dựa theo thần thoại về thần Zeus. Truyền thuyết kể rằng thần Zeus đem lòng yêu Io, một phụ nữ xinh đẹp, thông minh. Tuy nhiên, vợ thần Zeus là nữ thần Hera phát hiện ra mối tình vụng trộm đã trở nên vô cùng giận dữ. Nhằm giúp người tình thoát khỏi sự ghen tuông của Hera, thần Zeus biến nàng thành con bò chạy trốn qua eo biển và cái tên Bosphorus ra đời.

Cùng xem chùm ảnh vô cùng diễm lệ của vùng eo biển có một không hai này qua góc máy của nhiếp ảnh gia Hachi8:

Tháp Galata bằng đá là công trình cao nhất ở Istanbul khi mới xây dựng, chín tầng của tháp cao tới gần 67 mét. Tháp Galata được gọi là "Tower of Christ" (Tháp Jesu) khi được xây dựng vào năm 1348 . Tháp là địa điểm tuyệt vời cho du khách ngắm thành phố và Eo biển Bosphorus. - Ảnh: Hachi8

Tháp Galata nhìn từ bên này sông Sừng Vàng - Ảnh: Hachi8

Cung điện Dolmahbace nằm tại eo biển hẹp Bosphorus là cung điện lớn nhất và là một trong những nơi xa hoa nhất ở Thổ Nhĩ Kì, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque, Rococo và tân cổ điển, pha trộn với kiến trúc truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ. Bên trong Dolmabahce là cả một không gian xa xỉ với 14 tấn vàng lá trang trí trần nhà và bộ sưu tập pha lê Bohemian lớn nhất thế giới.

Cung điện được thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque, Rococo và tân cổ điển, pha trộn với kiến trúc truyền thống Ottoman để tạo ra một công trình tổng hợp rất mới. Bố trí cung điện và trang trí phản ánh sự ảnh hưởng ngày càng lớn của phong cách và tiêu chuẩn châu Âu về văn hóa và nghệ thuật Ottoman trong thời kỳ Tanzimat.

Bờ sông Sừng Vàng với rất nhiều đền thờ Hồi Giáo.

Đền Çamlıca Mosque kiến trúc tân cổ điển (mới xây, trên đồi cao nhất khu vực bờ Á) nhìn từ eo biển Bosporus.

Chàng trai Thổ Nhĩ Kỳ

Cung điện Dolmabahçe Mosque có vẻ đẹp tráng lệ.

Cung điện Dolmabahçe Mosque.


Góc nhìn về bảo tàng lịch sử Kuleli Sahil, phía trên là Đền Çamlıca Mosque

Pháo đài Rumelihisari được xây dựng vào năm 1452, cũng là một trong những kiệt tác đẹp nhất của các tòa nhà quân sự trên khắp thế giới. Pháo đài Rumeli đứng ở điểm hẹp nhất của eo biển Bosphorus, một địa điểm chiến lược quân sự quan trọng vào thời điểm đó.

Đền Büyük Mecidiye Mosque

Cung điện Beylerbeyi, nằm tiếp giáp với cầu Bosphorus được xây dựng vào năm 1973, là dinh thự mùa hè, là một trong những cung điện nổi tiếng và đẹp nhất ở Istanbul. Một lý do nổi tiếng khác của cung điện này là nó là một cung điện trắng thơ mộng được xây bằng đá cẩm thạch trắng với một bông hoa mộc lan ở sân trong. Ngoài nội thất sang trọng của cung điện, sân trong cung điện được phủ đầy hoa kỳ lạ từ khắp nơi trên thế giới. Cung điện Bellerbay thơ mộng còn được cho là có góc đẹp nhất của eo biển Bosphorus.

Theo thanhnien