Ảnh minh họa

Mọi người thường so sánh các nước bên ngoài có chế độ an sinh tốt hơn nước ta. Nhưng để có được cái tốt đó người dân nước họ đóng góp cho hệ thống an sinh cực kỳ tuân thủ, tự giác và chế tài nghiêm khắc.

Nhật Bản, một đất nước luôn được đề về sự quan tâm của chính phủ tới an sinh của người dân. Để được như vậy, người dân Nhật Bản phải đóng góp vào hệ thống bảo hiểm bắt buộc rất lớn như: Bảo hiểm y tế quốc dân và Bảo hiểm y tế phúc lợi.

Bảo hiểm y tế quốc dân: Loại bảo hiểm này bắt là bắt buộc, tất cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật đều phải đóng. Bảo hiểm này sẽ thực hiện trả chi phí điều trị y tế trong trường hợp bị bệnh hay bị thương và tính theo nhân khẩu.

Tức là bạn đang đóng bảo hiểm cho mình, giờ có thêm vợ, con và muốn đóng thêm thì số tiền bảo hiểm phải đóng cũng sẽ tăng, chứ không phải tiền bảo hiểm của bạn bao gồm cho cả vợ và con. Trong đó bảo hiểm hỗ trợ lên đến 70% phí điều trị nếu bạn khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Bảo hiểm y tế phúc lợi là chế độ bảo hiểm thực hiện việc chi trả chi phí điều trị trong trường hợp người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân bị bệnh hay bị thương ngoài giờ làm việc. Người lao động phải chịu 30% chi phí điều trị. Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.

Còn tại Việt Nam người lao động chỉ đóng 1,5% và doanh nghiệp, người sử dụng lao động 3%. Vậy ở đâu người lao động quyền lợi cao hơn? 

So sánh Bảo hiểm y tế quốc dân của Nhật Bản với Bảo hiểm y tế (BHYT) của nước ta thì hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích, chưa hoàn toàn bắt buộc BHYT toàn dân. Đối với hộ gia đình, người trong cùng một hộ, không nhất thiết là vợ con... còn được ưu đãi giảm dần theo tỷ lệ, thu theo mức lương cơ sở. Mức được hỗ trợ với đối tượng hộ gia đình ở trên là 80% - tức là người tham gia, còn Nhật Bản 70%. Vậy bên nào hỗ trợ nhiều hơn?

Tìm hiểu thêm bên Nhật, tôi thấy tùy độ tuổi mà mức hỗ trợ khác nhau. Ở Việt Nam mức 80% là mức hỗ trợ thấp nhất cho những nhóm tham gia như hộ gia đình. Vì thế, BHYT là bắt buộc của người lao động, chưa kể người nước ngoài, du học sinh chưa bị bắt đóng, người cao tuổi, người nghèo, người dân tộc... được hỗ trợ đóng 100% và hưởng 100%. Tôi tạm so sánh vậy, các bạn cũng biết tại sao Nhật Bản an sinh lại tốt hơn. 

Bảo hiểm hưu trí quốc dân, Bảo hiểm hưu trí phúc lợi (Nhật Bản) và BHXH bắt buộc (Việt Nam)

Bảo hiểm hưu trí quốc dân là chế độ áp dụng bắt buộc cho tất cả mọi người dân, bao gồm cả người nước ngoài có địa chỉ cư trú tại Nhật Bản. Mục đích là để trợ cấp cho người già, người tàn tập và gia quyến của người đã mất.

Bảo hiểm hưu trí phúc lợi là chế độ bảo hiểm được áp dụng bắt buộc đối với các doanh nghiệp pháp nhân có sử dụng người lao động theo biên chế. Mục đích là để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất. Phí bảo hiểm do doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động cùng trả, mỗi bên một nửa.

Mục đích của Nhật Bản rõ ràng là sự chia sẻ để trợ cấp cho người già, người tàn tật và gia quyến của những người đã mất. Còn Việt Nam là cho chính người tham gia. Vì vậy, BHXH bắt buộc của Việt Nam là đảm bảo quyền lợi cho chính người lao động, chứ chưa nói đến đóng góp cho xã hội. Bởi thế các bạn đừng lấy 21 cây vàng ra so sánh

Vấn đề nữa tôi muốn nói ở đây là các bạn cứ gào thét là thuốc BHYT không khỏi bệnh, không tốt. Vậy tại sao bệnh nặng, nằm viện hay ung thư lại dùng BHYT?

Thực chất, BHYT chỉ là bên mua trong mối quan hệ với bên bán dịch vụ y tế bệnh viện mà thôi. BHYT chỉ đứng ra thanh toán cho các chi phí bạn phát sinh với sức khỏe của bạn.

Nếu bạn là người bán thì bạn luôn muốn người mua phải trả nhiều tiền nhất có thể. Đó là lý do lạm dụng quỹ BHYT luôn được nhắc đến, điều này ảnh hưởng trước tiếp đến người có BHYT rồi mới đến những người các bạn chia sẻ.

Thực tế không đóng BHXH bắt buộc thì đến tuổi về hưu bạn có đảm bảo bạn có 21 cây càng không? Nhật Bản là một đất nước đáng để học theo, tại sao ta không học hỏi tinh thần đấy mà các bạn lại ích kỷ, gào thét lên bị mất tiền... Nhưng thực chất các bạn đang là người hưởng lợi.

Theo VNExpress