Sau hai năm đại dịch, chỉ còn khoảng một nửa dân số Mỹ (53%) có số tiền trong khoản tiết kiệm khẩn cấp nhiều hơn số tiền nợ trên thẻ tín dụng cần phải trả. Theo CNBC, đó là thực tế đáng buồn.

Tình thế đặc biệt tồi tệ với những người Mỹ trẻ tuổi.

Theo cuộc khảo sát mới nhất của Bakrate với hơn 1.000 người trưởng thành ở Mỹ, thế hệ Milliennials và Gen Z là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những người thuộc độ tuổi 26-41 có khả năng mắc nợ tín dụng khi số tiền dự phòng thấp hơn mức chi tiêu cần thiết.

 
nguoi tre trong dai dich anh 1

Nhiều người trẻ rơi vào cảnh nợ nần do thất nghiệp trong đại dịch. Ảnh:Getty Images.

Áp lực nặng nề

Trong số những người thuộc Gen Z được hỏi, có 46% nói rằng từ năm 2022, khoản tiết kiệm của họ thấp hơn so với trước khi dịch bệnh bùng phát. Gần một nửa số người thuộc thế hệ Milliennals cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Thực tế, vào năm 2020, Viện Chính sách Kinh tế đã chỉ ra ra rằng Gen Z là thế hệ có nhiều khả năng rơi vào cảnh thiếu việc làm hoặc thất nghiệp do đại dịch Covid-19.

Trung tâm Nghiên cứu Pew cũng phát hiện những người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 29, bao gồm cả Gen Z và thế hệ trẻ hơn, nằm trong số những người có khả năng mất việc làm cao nhất trong đại dịch, đồng thời là nhóm có nhiều khả năng bị buộc nhận mức lương thấp hoặc giảm lương.

Với những người trẻ trưởng thành trong nhóm tuổi 26-32, khoản tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp ít hơn nhiều so với trước đây.

Greg McBride, trưởng phân tích tài chính tại Bankrate, nói với CNBC Make It rằng: “Đó là hệ quả của sự gián đoạn thu nhập đối với người lao động trẻ tuổi trong thời kỳ đại dịch, bị gây ra một cách không tương xứng, đặc biệt là với thế hệ Milliennals".

 
nguoi tre trong dai dich anh 2

Để chuẩn bị cho khủng hoảng, người trẻ nên bắt đầu tiết kiệm từ sớm.

Đây là thực tế tất yếu đối với thế hệ Milliennals, những người trưởng thành và đã có gia đình riêng, cần chi tiêu nhiều và có các khoản nợ tín dụng lớn.

"Bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành trong một cuộc khủng hoảng tài chính khiến người ta không còn ác cảm với nợ nần và ưu tiên chi tiền cho các trường hợp cần kíp. Đại dịch đã chứng tỏ điều đó thông qua ảnh hưởng đối với Gen Z", McBride nói.

Thế hệ Milliennals thực sự có xu hướng ý thức tiết kiệm nhiều hơn và tránh các khoản nợ nần tốt hơn so với thế hệ trước đó, bởi họ trưởng thành đúng giai đoạn xảy ra vụ phá sản dotcom (hay thường gọi là sự kiện Y2K) và khủng hoảng tài chính năm 2008.

Dù vậy, McBride nhận định các thời kỳ thu nhập bị gián đoạn hoặc mất việc hoàn toàn có thể nhanh chóng bào mòn số tiền tiết kiệm của nhóm này, khiến họ rơi vào bẫy nợ nần mà trước nay chưa từng dính phải.

Số người Mỹ có nợ tín dụng cao hơn tiền tiết kiệm có dấu hiệu giảm xuống mức 53% vào 1/2022, thấp hơn mức 54% so với trước đó một năm. Tuy nhiên, đây vẫn là con số rất cao khi vào năm 2019, tỷ lệ này chỉ là 44%.

Cứ 7 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ không mang nợ tín dụng, nhưng cũng không có bất kỳ khoản tiết kiệm khẩn cấp nào. Đó thực sự là tình thế bấp bênh bởi những gia đình đó có thể rơi vào tình huống khẩn cấp nếu thu nhập bị gián đoạn, giống như khi đại dịch xảy ra.

Bởi lẽ đó, các chuyên gia tài chính khuyên mọi người nên bắt đầu dành ra một khoản để xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho mình, phòng trường hợp khó khăn bất ngờ.

Theo Zing