Những người thuộc giới tính thứ ba ở đảo Guna không bị phân biệt đối xử

Nằm giữa vùng nước yên tĩnh của biển Caribean, quần đảo Guna Yala (Panama) có bờ biển cát trắng, được bao phủ bởi hàng cọ và dừa xanh, theo BBC.

Từ xa xưa, vùng đất này đã hiện hữu một quan điểm tiến bộ: chấp nhận người chuyển giới. Trong khi ở nhiều nơi, mọi người thường bày tỏ thái độ cảm thông hay kỳ thị, người dân nơi đây không phân biệt những người như vậy. Họ xem đó là điều bình thường trong cuộc sống con người như đói thì ăn, khát thì uống hay buồn thì khóc.

u hết người chuyển giới là nam sang nữ, trong khi nữ chuyển thành nam là rất hiếm, nhưng sau này họ cũng được chấp nhận như nhau. "Từ xa xưa trong lịch sử, người chuyển giới đã luôn có mặt tại Guna", cô nói.

Tại Đảo Cua, một trong những cộng đồng lớn nhất của Guna Yala, phụ nữ ở khắp nơi. Họ mặc quần áo thêu truyền thống đẹp mắt, bán hàng thủ công mỹ nghệ hay đồ ăn. Trái ngược với nhiều quốc gia Trung Mỹ khác như Guatemala hoặc Nicaragua, phụ nữ Guna dường như cởi mở và dễ bắt chuyện hơn.

Theo David, hướng dẫn viên du lịch trên đảo, phụ nữ ở Guna Yala có địa vị cao hơn. Một đám cưới truyền thống ở đây có nghi thức bắt cóc chú rể chứ không phải cô dâu, hay người đàn ông sẽ đến ở nhà cô dâu sau khi kết hôn. Người phụ nữ sẽ quyết định liệu người chồng có được chia sẻ của cải như cá, dừa hay chuối cho cha mẹ hoặc anh chị em của anh ta hay không.

Lisa vốn được sinh ra trong hình hài một cậu bé nhưng dần có khuynh hướng nữ khi lớn lên. 

Ngay cả các dịp lễ cũng được tổ chức để tôn vinh phụ nữ. Ba lễ kỷ niệm quan trọng nhất tại quần đảo Guna Yala là sự ra đời của một cô bé, lễ mừng tuổi dậy thì và lễ thành hôn. Trong những dịp đó, cộng đồng sẽ tập hợp để uống chicha - một loại bia địa phương rất nặng. Vào lễ kỷ niệm tuổi dậy thì, cô gái sẽ được xỏ nhẫn vàng ở cánh mũi.

"Vàng được xem là đồ quý giá, vì vậy phụ nữ đeo vàng để thể hiện giá trị của họ", một phụ nữ Guna lớn tuổi cho biết, chỉ vào chiếc nhẫn vàng trên mũi của mình.

Tại đây, mặc dù đàn ông theo truyền thống sẽ làm ngư dân, thợ săn, nông dân hoặc đầu bếp, công việc của phụ nữ vẫn được xem là quan trọng hơn. Khi khách du lịch ngày càng tăng, người Guna có thể kiếm thêm thu nhập từ các các nguồn khác. Phụ nữ Guna có thể bán những chiếc áo len thêu thủ công hay winis - vòng tay đầy màu sắc làm từ hạt thủy tinh -  với giá từ 30 đến 50 USD. Trong khi đó, một người đàn ông chỉ kiếm được 20 USD một ngày bằng việc làm sạch đáy thuyền buồm.

"Tôi sẽ không nói Guna áp dụng chế độ mẫu hệ, bởi phụ nữ hiếm khi làm chính trị gia hay thủ lĩnh, mặc dù quyết định của họ rất quan trọng. Ngoài ra, Guna không có sự phân biệt thứ bậc về giá trị của công việc. Câu cá, săn bắn hay nấu nướng, chăm sóc trẻ đều được xem trọng như nhau", Dias nói.

Tuy nhiên, đôi khi những omeggid lại không có được vai trò rõ rệt trong xã hội Guna như phụ nữ. Garcia nói: "Khi người Guna tiếp xúc ngày càng nhiều với phương Tây, thật đáng buồn là họ bắt đầu áp dụng những hành động phân biệt đối xử đối với người LGBT".

Theo Garcia, nhiều người omeggid đã rời Guna Yala để đến thành phố Panama nhằm tìm kiếm cơ hội học tập hay nghề nghiệp. Trong khi có những giấc mơ trở thành sự thật, nhiều người khác lại gặp cảnh ngộ tồi tệ hơn rất nhiều.

"Chúng tôi gặp vấn đề lớn với tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng. Ở Guna Yala, người ta không học giáo dục giới tính hay hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kết quả là có nhiều người đàn ông và omeggid bị nhiễm HIV từ các thành phố, rồi lại vô tình đưa nó trở về quần đảo này".

Nhưng bất chấp những vấn đề này, cộng đồng những người omeggid ở lại Guna Yala đang phát triển mạnh. Họ sẽ học khâu vá từ những người phụ nữ khác để bán đồ lưu niệm, làm hướng dẫn viên du lịch hoặc phiên dịch cho du khách. Họ được đối xử bình đẳng trong gia đình và trong cộng đồng Guna.

Theo VNExpress