Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.


Không đơn thuần chỉ là mớ thịt heo bằm, hủ tiếu Nam Vang tại Sài Gòn hoặc các tỉnh có nhiều người Khơ Me sinh sống như Trà Vinh, Bạc Liêu còn có nhiều nguyên liệu khác .


Trứng cút là một trong những loại nguyên liệu được hầu hết các đầu bếp miền Nam sử dụng. Trứng luộc chín lột vỏ cho lên trên tô hủ tiếu trước khi chan nước lèo.


Cùng với trứng cút còn có thịt heo nạc tươi trụng chín xắt lát mỏng.


Ruột non luộc cắt khúc và gan heo là những loại nguyên liệu thường có trong tô hủ tiếu Nam Vang Nam bộ.


Hẹ và giá là hai loại rau không thể thiếu.


Để tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn, tỏi và cải thảo cũng được bổ sung.


Rau thơm gồm có hành lá và ngò rí.


Hủ tiếu Nam Vang cũng không thể thiếu xà lách và rau cần.


Nước lèo hủ tiếu Nam Vang nấu từ xương heo, khô mực, củ cải trắng và thịt heo bằm. Nước lèo được nêm đậm đà, hơi ngọt. Một số tỉnh miền Tây Nam bộ, trên bàn ăn hủ tiếu Nam Vang còn có thêm hũ đường cát để khách cho thêm vừa khẩu vị.


Tô hủ tiếu thành phẩm trông đẹp mắt và ngon miệng. Ngoài hủ tiếu, các quán còn có cả mì vàng làm từ bột mì và trứng. Phía trên tô hủ tiếu thường có thêm ít tóp mỡ và hành phi. Giá mỗi tô hủ tiếu Nam Vang từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng.

 Theo Ngôi sao