GS.TS Thái Kim Lan tại triển lãm áo dài xưa tại Viện Goethe "Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh"

Thưa tiến sĩ Thái Kim Lan,  đúng là có thể nói về rất nhiều hoạt động kết nối văn hóa, kinh tế, xã hội của bà giữa Việt Nam và Đức. Nhưng có lẽ hôm nay, chúng ta sẽ chỉ nói về một phần nhỏ trong số đó, nhỏ so với lượng công việc bà đã thực hiện nhưng rất có ý nghĩa cho quê hương, đó là việc hợp tác với Viện Goethe của Đức tại Việt Nam...

TS Thái Kim Lan: Thật ra thì sự liên quan của tôi và Viện Goethe rất chặt chẽ. Vì tôi là người được học bổng của Viện Goethe để du học ở Đức. Đó là mối tương quan đầu tiên. Nhờ học bổng này tôi đã ở lại giảng dạy, nghiên cứu tại Đức. Viện Goethe cũng trở lại Việt Nam khoảng giữa thập niên 90. Những công việc liên quan đến Viện Goethe thì tôi cũng có tham gia. Nhưng gần đây nhất là có những sự kiện văn hóa do hợp tác giữa Viện Goethe và chính tác giả Thái Kim Lan, như năm 2015 – kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt- Đức thì Viện Goethe đã mở đầu chuỗi sự kiện văn hóa giao lưu đó bằng cuộc triển lãm bộ sưu tập áo dài thời Nguyễn của tôi. Bộ sưu tập này gây tiếng vang lớn trong cả nước. và đánh dấu một người Việt Nam du học tại Đức đã tìm cách lưu giữ lại những kỷ vật của thế kỷ 19. Và cũng nhờ sự trợ giúp của người Đức mà bộ sưu tập đã có thể có đủ phương tiện để gìn giữ, bảo lưu những bảo vật của Việt Nam….

Mấy năm vừa qua, bà còn tham gia rất nhiều các hoạt động dịch thuật, mà báo chí trong nước cũng đưa khá nhiều!

TS Thái Kim Lan: Về mảng văn học thì đây là một câu chuyện thường xuyên giữa Thái Kim Lan và Viện Goethe. Ví dụ những buổi giới thiệu các tác giả Đức đến Việt nam, các nhà thơ, nghệ nhân, nghệ sĩ, phim ảnh…đều có sự hợp tác của tôi trong việc giới thiệu đến Việt Nam.

Gần đây nhất, vào tháng 5 vừa rồi, cuộc giới thiệu thơ của một nhà thơ trẻ Đức là ông… Ông này đã được giải thưởng tại hội chợ sách Lai xích của Đức. và Viện Goethe nhân ngày giới thiệu văn học Châu Âu tại VN đã đề của ông là người đại diện. Tôi đã dịch thơ của Jan… ra tiếng Việt. Đó là tác phẩm … đã được nhóm Đông Kinh phổ nhạc, biến tấu và diễn rất ấn tượng qua bản dịch của tôi.

Vừa rồi tôi cũng giới thiệu và dịch một tác giả mới hoàn toàn chưa có ở Việt Nam là nhà văn Georg Büchne. Và tôi dịch 2 tác phẩm của ông, vở hài kịch Leonce và Lena, và tản văn Lenz rất nổi tiếng tại Đức, Ông là một tác giả văn chương mà người Đức đã đưa vào trường học như một môn bắt buộc.  Đây cũng là điều rất thú vị. Ông giám đốc Viện Goethe cũng rất thú vị khi làm thế nào để giới thiệu một tác giả mới. Mặc dù tác giả này là tác giả của thế kỷ 19, nhưng chúng ta sẽ thấy được cái mới trong việc giới thiệu lại một tác giả của thời cổ điển. Cũng như hiện nay chúng ta vẫn giới thiệu Kiều. Mặc dù Kiều cũng là một tác phẩm cổ điển nhưng Kiều vẫn hiện đại. Cái ý niệm của Viện Goethe lần này là đưa một tác giả cổ điển để cho thấy tác giả này vẫn còn thích nghi về văn bản ở trong thời hiện tại.

Việc dịch Georg Büchne thì không phải chỉ một chương trình này mà thôi, mà tôi đang tiếp tục dịch những tác phẩm của ông. Và trong tương lai có lẽ những tác phẩm này sẽ được in ra tại Việt Nam. Thật ra dịch Büchner không phải ít, cũng phải tầm nửa năm.

Như những gì bà đã dịch trong chỉ hai, ba năm qua thôi thì không chỉ văn thơ, phim ảnh mà còn cả kịch Đức. Bà đã từng tài trợ để tuồng Việt Nam diễn trên đất Đức, vậy có phải lần này bà lại đang có ý định đưa kịch của Đức tới khán giả Việt Nam?

TS Thái Kim Lan: NXB Phụ nữ đang lên kế hoạch tái bản cuốn Người hảo tâm thành Tứ Xuyên của Becton Brech. Và dự kiến của chúng tôi là làm thế nào để có thể dựng lại vở kịch này trong thời gian tới, có thể là một nhóm văn nghệ sĩ tại Huế, hy vọng với sự hỗ trợ của Viện Goethe. Và Leonce và Lena vở kịch mà tôi dịch của Büchner nằm trong chương trình có thể được một số sân khấu ở Việt Nam lên chương trình và trình diễn.

Viện Goethe luôn sẵn sàng tổ chức những buổi sự kiện để giới thiệu hoạt động của tôi. Ví dụ ra mắt cuốn sách Thư của con, cuốn sách song ngữ dù tiếng Việt chiếm đa số trang. Đây cũng là một dự án song ngữ Đức Việt.

Tôi rất mong muốn là Viện Goethe sẽ đến Huế với tất cả những hoạt động văn hóa của họ. Hiện nay tại Huế tôi đang tìm cách tu bổ lại ngôi nhà cổ trên khuôn viên khu nhà thờ của chúng tôi.Tôi đang dự tính làm một nơi gặp gỡ giữa Goethe và Huế trong ngôi nhà của mình.

Vâng xin cảm ơn bà.   

GS - Tiến sĩ triết học Thái Kim Lan giảng dạy về ngành triết học so sánh giữa triết học Đông phương với triết học Tây phương, đặc biệt tri thức luận về Phật học và tri thức luận Tây phương tại trường Đại học Munich. Bà cũng từng về Việt Nam giảng dạy, ở các Viện Phật học Huế và thành phố Hồ Chí Minh về triết học Tây phương. Thái Kim Lan cũng cộng tác với Viện Gớt Hà Nội để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá Đức Việt.


                                                                                                Theo VOV5