Sách do Nguyễn An Lý dịch, Mega+, Alphabooks và NXB Thế Giới ấn hành. Sách được trao giải thưởng Pulitzer về văn học năm 2014, được Amazon bình chọn là sách của năm 2013 

Cậu sống như trẻ mồ côi, rồi được cha nhận về, rồi ông mất, quen cậu bạn Boris... tất cả điều đó hứa hẹn những cuộc phiêu lưu căng não. Nhưng rồi đột ngột, Donna Tartta làm một bước nhảy thời gian, nhảy cóc đến tám năm sau đó.


À! Con sẻ vàng không đơn giản như thế. Nó đánh thức ta, buộc ta trở lại nhìn nốt bản chất mọi thứ lại từ đầu. Mà nhìn vào gì? Chính xác là nhìn vào quá khứ.

Rốt cuộc cậu bé mà chúng ta vẫn hi vọng sẽ là một Harry Potter không đũa phép (như cái biệt danh Potter mà bạn cậu gán cho) phải đối diện với vấn đề của một người trưởng thành, phải xử lý quá khứ - ở đây là một quá khứ không bình thường, và cả đoạn đời cũ không bình thường ấy được biểu tượng hóa bằng bức tranh Con sẻ vàng.

Bức tranh chứa đựng trong ấy một ký ức thương tâm có khả năng nâng đỡ tinh thần rất lớn. Theo luôn bộc lộ nỗi nhớ mong người mẹ đã mất của mình cùng lúc với nỗi sợ bị phát hiện đánh cắp bức tranh. 

Nó là tội lỗi của cậu, cũng là hi vọng của cậu, là niềm an ủi, và cùng lúc trở thành kỷ vật cuối cùng còn lưu lại chút dấu ấn của mẹ.

Trong từng ấy năm tháng, Theo chưa một lần giở bức tranh ra xem, nó cứ ở yên đó, trong một xó đời cậu, cho đến ngày cậu nhận ra bức tranh thật sự đã bị người bạn đánh tráo từ lâu.

Vậy thì, những hoang mang của Theo, kỷ niệm thân thương của cậu, thứ cậu khư khư giữ lấy như một báu vật, bỗng chốc biến thành một trò đùa vô nghĩa. 

Quá khứ ấy gần như trở thành một bóng ma, một nỗi ám ảnh vô hình, dù có hiện hữu hay không hiện hữu mãi kéo chặt đời cậu lại.

Chuyến phiêu lưu cuối cùng hòng lấy lại bức tranh, những âm mưu, toan tính hiện ra như thể tiếp lấy cái chuỗi phi lý trong cuộc sống mà nói như Theo: "Bất kể đặc tính nào đi nữa - đều rất ngắn". 

Mà trong cái cuộc sống vốn dĩ ngắn ngủi ấy, chúng ta cứ loay hoay xử lý quá khứ, níu kéo chúng, cố làm chúng đẹp đẽ hơn như cách ông Hobbie phục chế lại những món đồ cũ.

Chúng ta mãi chỉ là mảnh đất bị quá khứ gặm nhấm mãi cho đến kiệt cùng, trước khi quy phục hoàn toàn trước cái chết, nếu không biết cách "nối tình yêu của chính mình vào lịch sử dòng người từng yêu những điều tuyệt đẹp" để "cất lời ca du dương giữa cảnh tàn phá thời gian vọng tới thế hệ những người yêu sau, và sau nữa".

Cuốn sách hiếm có"

11 năm, 921 trang, và 1 tiểu thuyết.

Những con số trên khái quát được phần nào tác phẩm Con sẻ vàng của Donna Tartt. Dù trong văn chương những con số không quyết định được sự hấp dẫn của một tác phẩm. Trong cái thế kỷ 21 đảo điên này, khi thiên hạ đua nhau "nano hóa" mọi thứ, "siêu mỏng", "siêu nhẹ", "siêu nhỏ" trở thành những từ phổ thông khoác lên mình hàm nghĩa tối ưu, thì một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như thế này dường như "lỗi mode".

Stephen King, trong một bài viết công bố năm ngoái trên tờ New York Times, đã cố so sánh năng suất lao động của nhà văn với chất lượng tác phẩm. Dù ông đánh giá cao tác phẩm Con sẻ vàng nhưng tỏ ý than phiền về năng suất làm việc chậm chạp của nhà văn. Và mặc cho lời khen có cánh: "Con sẻ vàng là một cuốn sách hiếm có suốt hàng tá thập kỷ qua, một cuốn sách thông minh, phi thường...", ông vẫn thẳng thắn nhận xét Con sẻ vàng không tốt bằng tiểu thuyết American Pastoral của Philip Roth - một nhà văn mà ông cho là có "năng suất cao".Điều gì xảy ra trong suốt tám năm "biến mất" đó? Cuộc đời đã diễn ra, theo cái trình tự của nó, và những gì người đọc chờ đợi, rằng cái bánh xe định mệnh kia một khi đã lăn thì sẽ lao vun vút như trong trò chơi tàu lượn siêu tốc, nhưng rốt cuộc tất cả đột ngột phanh lại.

Theo Tuổi trẻ