ởi bạn không hiểu và cũng không nhớ được ở thời điểm độ tuổi đó, bạn từng muốn gì và suy nghĩ gì. Thế nên những suy nghĩ của bạn đôi khi lại mâu thuẫn với các bé, khiến cho khoảng cách đôi bên ngày càng rộng hơn.

Ở một số trường hợp, có những cách nói chuyện không cần nặng lời mà bạn vẫn có thể khiến con mình biết nghe lời và làm theo ý muốn bạn. Dưới đây là 10 câu nói giúp bạn giải quyết những tường hợp đó.

1. Khi con bạn biếng ăn hoặc đang ăn lại muốn bỏ dở

Trong trường hợp này đa số các bậc phụ huynh đều tỏ ra khó chịu, bắt đầu gắt gỏng với các bé thậm chí là đe dọa để các bé sợ bị phạt mà cố ăn nhanh hơn. Tuy nhiên tác dụng của cách làm này lại tùy trẻ, có bé sẽ nghe theo, nhưng cũng có những đứa trẻ bắt đầu ương bướng, nằm vạ và cả khóc lóc.

Điều này thật sự khiến các bạn phát điên đúng không. Nhưng nếu từ đầu bạn không nên chê trách các bé, thay vì đó hãy khen rằng con mình đã làm rất tốt, hôm nay có thể ăn đến tận chừng này. Lời khen sẽ giúp các bé thấy vui hơn, phấn khích hơn, từ đó muốn nỗ lực cố gắng ăn hết chỗ thức ăn.

2. Khi con trẻ không chịu dọn dẹp phòng

Trong hoàn cảnh này, bạn không nên quá vội vã quát nạt trẻ khiến cho chúng cảm thấy thêm khó chịu và muốn vùng dậy. Hãy nhẹ nhàng hỏi "Con muốn tự dọn dẹp hay mẹ dọn cho con?".

Khi cho trẻ sự lựa chọn với một giọng điệu từ tốn như vậy, sẽ khiến trẻ không nổi cái tôi của mình lên, tự nhiên cũng muốn dùng sự lễ phép đối đáp lại với bạn, và vui vẻ về dọn phòng mình.

3. Bố mẹ đang có việc gấp, nhưng con trẻ cứ muốn câu giờ để chơi thêm

Trong trường hợp này, tương tự bên trên, hãy cho trẻ cảm giác rằng mình vẫn có sự lựa chọn bằng cách hỏi xem con muốn đi ngay bây giờ hay sau 10 phút nữa.

Tốt nhất là bạn nên trừ hao 10 phút nếu con lựa chọn cái thứ 2, như vậy con sẽ cảm thấy được tôn trọng và cũng tôn trọng lại cha mẹ mình, bạn cũng vừa không tốn thời gian đôi co nặng lời với con.

4. Khi con trẻ không muốn tiếp thu những lời bạn nói

Trẻ em rất đơn giản, nếu để ý một chút bạn sẽ thấy những hành động của trẻ phản ánh rất rõ những gì chúng đang cảm thấy hoặc muốn làm. Thế nên nếu thời điểm đó bạn hiểu và nắm bắt kịp tâm lý của trẻ, sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khiến trẻ nghe lời bạn.

Ví dụ như bạn có thể nói "Hành động của con chứng tỏ rằng con quá mệt mỏi và không muốn ra ngoài."

5. Khi con cứ một mực đòi đồ chơi, nhưng bạn lại không còn tiền

Nếu trong trường hợp này bạn thẳng thắn nói rằng "Không, con im đi, đủ rồi" sẽ chỉ khiến cho con trẻ cảm thấy tổn thương và càng uất ức muốn đòi món đồ chơi hơn.

Thế nên bạn chỉ cần khéo léo nói rằng hôm nay mẹ không mang tiền, con có thể chọn một món rồi sinh nhật sắp đến của con sẽ được nhận nó.

6. Con hay để lại đồ ăn thừa và còn làm rơi vãi trên bàn

Nhiều đứa trẻ có thói quen ăn xong là để cả một chiến trường cho người lớn dọn dẹp, chúng ta lập tức chạy ra ngoài nô đùa. 

Bạn nên nói rằng "Con có thể giúp mẹ dọn chén để vào bồn rửa không?". Điều khiến trẻ không phải cảm giác rằng mình đang bị sai bảo, mà còn cảm thấy rằng mình rất có ích khi có thể giúp đỡ mẹ.

7. Khi con trẻ làm một việc không tốt và bạn muốn chúng dừng lại

Nếu như trong trường hợp này bạn quát lớn rằng con không được làm điều đó vì lý do này kia, với một đứa trẻ ưa nghịch ngợm sẽ càng nhớ rằng việc làm đó bạn không thích và sẽ muốn làm lặp lại những lần sau mỗi khi muốn khiêu khích bạn.

Vậy nên hãy nhanh trí đánh trống lãng, nhờ con làm điều gì đó cho bạn ngay lập tức. Đứa trẻ sẽ nhanh chóng làm theo và dễ dàng thuận theo ý bạn.

8. Khi con vừa chập chững, bạn muốn giúp con trau dồi sự tự tin

Bí quyết là hãy dành cho con nhiều lời khen hơn. Những lời khen giúp con cảm giác rằng mình đã làm rất tốt, từ đó làm động lực cho con nỗ lực hơn, tự tin vào bản thân hơn.

9. Hãy thể hiện tình cảm với con dù trong hoàn cảnh nào

Khi bạn và trẻ trong tình huống căng thẳng, hãy ôm con vào lòng và nói "Dù sao mẹ vẫn rất yêu con, mẹ tin rằng con sẽ là người tốt.''

Những cái ôm và nụ hôn lúc này sẽ giúp trẻ xoa dịu đi bản ngã và sự ương ngạnh đang ngự trị trong lòng chúng. Không phải lúc nào cũng dùng cứng chọi cứng, đôi khi yếu mềm đúng lúc bạn sẽ khiến con trẻ trở nên ngoan ngoãn lạ thường.

10. Sau khi con đã làm theo điều bạn muốn

Hãy dành cho trẻ một lời cảm ơn chân thành và không quên khen ngợi trẻ. Như vậy sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy rằng vui vì mình vừa làm một điều có ích cho cha mẹ.

Như vậy ở những lần sau, trẻ sẽ có xu hướng nghe lời và dễ dàng thỏa hiệp với bạn hơn.

Theo VOV