Lễ kỷ niệm năm mới được biết đến tổ chức đầu tiên đầu tiên ở Mesopotamia, bắt đầu từ năm 2000 TCN. Ban đầu, người La Mã sử dụng ngày 1 tháng 3 làm ngày đầu năm mới. Còn các nền văn hoá khác đã chọn ngày thu phân hoặc đông chí để đánh dấu một năm mới đến. 

- Năm 1582, lịch Gregorian ra đời đánh dấu ngày 1 tháng 1 là ngày đầu tiên của năm mới và được Giáo hội Công giáo La Mã thông qua. Julius Caesar là người đầu tiên tuyên bố năm mới sẽ bắt đầu từ ngày này. Ông đặt tên tháng đầu tiên là Janus (January), theo tên một vị thần của những cánh cửa theo truyện La Mã. Đây là vị thần có hai khuôn mặt, một mặt nhìn về phía trước và một mặt nhìn về phía sau.

- Năm mới là thời điểm mà nhiều người theo truyền thống đã đưa ra những giải pháp để phá vỡ những thói quen xấu và bắt đầu những thói quen tốt. Người Ba Tư cổ đại có phong tục tặng quà năm mới bằng trứng để biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển.

Theo văn hóa dân gian của Anh và Đức, người đầu tiên đi qua mặt bạn trong năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận hạn trong năm sau. Điều này khá thân thuộc với văn hóa Á Đông. Với các đôi nam nữ thì họ thường hôn nhau trong thời khắc 0 giờ, nếu không, có "lời nguyền" rằng một trong hai người sẽ có người mới.

Đậu đen, thịt nguội và bắp cải được coi là những đồ ăn mang lại may mắn nếu bạn ăn chúng vào đúng thời khắc giao thừa, bởi chúng sẽ mang lại tiền bạc trong năm mới. Trong đó, đậu đen được ưa thích nhất vì trông chúng giống những đồng xu. Nhiều vùng ở Hoa Kỳ có truyền thống ăn đậu đen vào ngày đầu năm mới để cầu mong sự may mắn.

Tôm hùm và thịt gà lại được cho rằng có thể lấy lại những điều bạn trót đánh mất trong năm ngoái bởi tôm hùm có thể bơi giật lùi còn gà khi tìm thức ăn thường bới ra sau.

- Bài hát mừng năm mới truyền thống ở Anh có tên là "Auld Lang Syne", có nghĩa là "Thời gian trôi qua", được viết bởi nhà thơ Scotland Robert Burns vào năm 1788. Mặc dù không nhiều người hiểu hết các từ của bài hát nhưng thông điệp chung là nhắc nhở mọi người yêu thương người thân trong gia đình, dù họ còn sống hay đã chết thì hãy giữ hình ảnh của họ trong tim.

- Lễ hội pháo hoa chào đón năm mới đầu tiên được tổ chức trên đỉnh quảng trường One Time Square (Mỹ) vào năm 1904 bởi tờ New York Times để khánh thành trụ sở mới của họ ở đây và để đổi tên Longacre Square thành Times Square. Sau đó, vào năm 1907, người ta thay đổi cách thức chào đón năm mới bằng cách hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy ở Time Square vào đúng thời khắc giao thừa lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1907 sau khi lệnh cấm bắn pháo hoa được ban ra. Quả cầu ban đầu nặng 700 pound (hơn 300 kg) và đường kính 5 feet (khoảng 1,5m), được làm bắt sắt và gỗ với có 100 bóng đèn được thắp sáng, rất khác với những gì chúng ta thấy ngày nay.

Vào năm 1942 và 1943, việc hạ quả cầu pha lê để chào đón thời khắc năm mới đến bị tạm dừng một thời gian bởi chiến tranh thế giới. Lúc này, những đám đông tụ tập tại quảng trường Time Square đã tổ chức lễ tưởng niệm 1 phút trong tiếng chuông được vang lên ở một chiếc xe tải.

Vào ngày 11/11/2008, một quả cầu mới được sử dụng thay cho quả cầu pha lê cũ. Nó được bao phủ bởi 2.688 viên pha lê, thắp sáng bởi 32.000 bóng đèn LED, nặng tới 11.875 pound (hơn 5 tấn) và có đường kính 12 feet (khoảng 3,5m).

Theo  CNN/Patch/ Phunuvietnam.vn