Khi Covid-19 bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, một lượng lớn du học sinh Trung Quốc và Hoa kiều đã về nước để lánh nạn. Một số cá nhân là những người trẻ tuổi đã có những hành xử không phù hợp và bất hợp tác khiến người dân trong nước bức xúc. Làn sóng phản đối nhằm vào những người từ nước ngoài trở nên mạnh mẽ trên khắp các diễn đàn ở Trung Quốc. 

Một giáo viên trung học phổ thông ở Bắc Kinh đã có bài đăng trên trang mạng Sohu về vấn đề này. VnExpress xin giới thiệu bài viết:

Do Covid-19 bùng phát ở nước ngoài, Anh, Tây Ban Nha, Italy và một số quốc gia châu Âu đang bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nhiều sinh viên Trung Quốc và người gốc Hoa đã chọn về nước lánh nạn. Trong số những người trở về, đã có lưu học sinh bị gọi là "bệnh nhân công chúa".

Một chuyến bay về nước của lưu học sinh Trung Quốc tránh dịch Covid 19. Ảnh: sohu.

Một chuyến bay về nước của lưu học sinh Trung Quốc tránh dịch Covid 19. Ảnh:sohu.

Một sinh viên vừa trở về từ Italy, được cách ly tại một cơ sở ở thành phố Thượng Hải. Trong đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, cô gái này cãi nhau với một sĩ quan cảnh sát đang mặc quần áo bảo hộ. 

"Tôi không thể uống nước đun sôi tại nơi này, nó có tạp chất. Tôi yêu cầu được uống nước khoáng, ở khu cách ly cũng cần có nhân quyền chứ?", cô gái hét vào mặt viên cảnh sát.  

Thứ nước mà cô gái này kêu có tạp chất vẫn đang được tất cả những người trong khu cách ly uống hàng ngày, kể cả sĩ quan cảnh sát kia.

Trước đó không lâu, một lưu học sinh khác tại Bắc Kinh cũng gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng Trung Quốc khi yêu cầu bác sĩ thử thức ăn trước khi đưa cho cô. "Tôi không chắc thức ăn này đảm bảo vệ sinh hay không", cô nhún vai với bác sĩ.

Gần đây nhất, một lưu học sinh trở về từ Đức đã livestream hành trình trở về của mình. "Họ bảo phải giải quyết 100.000 trường hợp nhập cảnh. Bây giờ là 11h đêm và tôi vẫn đang ở sân bay. Hãy nhớ là tôi trở về từ châu Âu đó.", người này nói.

Có nhiều trường hợp "bệnh nhân công chúa" như thế này. Họ phàn nàn về thực phẩm nghèo nàn, chỗ ở tồi tàn trong khu cách ly. Thậm chí có người còn che giấu hành trình, dẫn đến việc lây nhiễm sang người khác.

Sự bức xúc của dư luận Trung Quốc lên đến đỉnh điểm khi một chương trình bình luận trong nước cũng lên tiếng phê phán những lưu học sinh này.

"Xây dựng Tổ quốc không thấy mặt bạn, khi dịch bệnh bạn lại chạy về Tổ quốc nhanh nhất. Chúng tôi coi bạn như người thân, còn các bạn coi chúng tôi như hũ tiền để moi. Trung Quốc không cần những đứa trẻ to xác như các bạn", người dẫn chương trình bình luận.

Với nhiều người Trung Quốc, lưu học sinh đều có xuất thân giàu có, có cuộc sống sung túc ở nước ngoài. Ảnh: sohu.

Với nhiều người Trung Quốc, lưu học sinh đều có xuất thân giàu có, có cuộc sống sung túc ở nước ngoài. Ảnh:sohu.

Từ những "bệnh nhân công chúa" bị chỉ trích thì nay sự phẫn nộ lại mở rộng đến tất cả những lưu học sinh và người lao động Trung Quốc trở về từ nước ngoài.

Và họ - những người trở về tránh dịch – đã trở thành đối tượng bị tấn công nhiều nhất trên mạng xã hội Trung Quốc thời điểm hiện tại.

"Các du học sinh dưới đại dịch thật là khốn khổ", một bà mẹ có con đang du học ở Anh thốt lên như thế.

Người mẹ này có con 13 tuổi, đang theo học cấp 2 tại một trường tư ở London. "Trẻ vị thành niên như con tôi không đủ khả năng tự chăm sóc nếu chẳng may mắc Covid-19. Làm sao tôi có thể yên tâm để cháu ở lại chứ", người mẹ tâm sự.

Theo cuộc phỏng vấn của một tờ báo với các lưu học sinh tại Anh, vé máy bay về Trung Quốc đã tăng từ 30.000 lên 40.000 tệ, thậm chí 50.000 tệ.

Bà mẹ có con 13 tuổi trên thậm chí đã bỏ ra cả trăm nghìn tệ với mong muốn mua được chiếc vé nhưng lực bất tòng tâm. Với những trẻ dưới 11 tuổi, các hãng hàng không cũng đã hủy dịch vụ không có người đi kèm. Bởi vậy những đối tượng này không thể lên được máy bay về nước kể cả khi đã mua được vé.

Ngay cả khi đã chi rất nhiều tiền để mua vé máy bay và ngồi hàng chục tiếng để trở về nhà, họ cũng chưa chắc được an toàn vì dễ nhiễm bệnh trên chuyến đi dài.

Nếu trở thành nguồn lây nhiễm, họ không chỉ phải hứng chịu sư xúc phạm, chửi rủa từ nhiều người mà thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Tôi biết một lưu học sinh từ Italy trở về hôm qua. Trên cả hành trình 28 giờ, cô luôn đeo khẩu trang, đeo găng tay mà không có thức ăn hoặc đồ uống.

"Tôi sẵn sàng cho việc cách ly 14 ngày, điều đó rất thoải mái. Nhưng tôi sợ nhất là bị nhiều người lên án và cô lập. Họ gọi chúng tôi là những kẻ nhát chết, là virus đem sự chết chóc về cho đất nước. Điều này khiến tôi không thở nổi", cô gái nói.

Nếu phải lắng nghe những lời mỉa mai, xúc phạm như vậy, bạn có chịu được không? Bạn bảo họ đang ở đâu nên ở yên đó, nhưng trong những vùng đỏ về dịch bệnh ở Ý hay Tây Ban Nha, giờ tình hình không khác Vũ Hán của hai tháng trước là mấy. 

Số người chết tăng lên hàng giờ, không thể mua được khẩu trang hay nước rửa tay khô ở các hiệu thuốc. Thậm chí đã có Hoa kiều đi siêu thị phải dùng túi ni lông buộc lên đầu, hay mặc cả áo mưa mỗi khi ra ngoài. Họ sợ lây nhiễm hay lo lắng không được đưa đến bệnh viện nếu chẳng may nhiễm bệnh. Họ muốn trở về Tổ quốc vì dù sao nếu nhiễm cũng được chữa miễn phí, điều đó có gì sai?

Khi Trung Quốc bùng phát dịch Covid-19, rất nhiều lưu học sinh đã mua khẩu trang từ tiền quyên góp để gửi về nước. Ảnh: sohu.

Khi Trung Quốc bùng phátCovid-19, rất nhiều lưu học sinh đã mua khẩu trang từ tiền quyên góp để gửi về nước. Ảnh: sohu.

Hiện tại có hơn 100.000 người Trung Quốc về nước, hầu hết số này đều chấp nhận cách ly nghiêm túc. Nhưng giờ có cả những thành phần quá khích mắng nhiếc thậm chí lên tiếng đòi giết, gọi họ là "lũ mang virus về". Hỏi ai không sợ hãi?

Thành thật mà nói, chương trình bình luận từng nói lưu học sinh là "Xây dựng Tổ quốc không thấy mặt bạn, khi dịch bệnh bạn lại chạy về Tổ quốc nhanh nhất" là rất nặng nề và bất công.

Trong mắt nhiều người, những bạn trẻ có thể ra nước ngoài đều có nền tảng gia đình tốt, có thể trở thành những Hoa kiều trong tương lai. "Bọn lắm tiền nhưng đầu óc trống rỗng"... "Toàn những công tử, tiểu thư được nuông chiều, ăn trắng mặc trơn ở nước ngoài thôi"... Bao nhiêu người có suy nghĩ như vậy?

Đừng quên những khó khăn lưu học sinh phải chịu và đóng góp họ đã làm cho đất nước.

Dịch bệnh bùng phát cách đây hai tháng và những bình luận nước của ngoài về "virus Vũ Hán" và "virus Trung Quốc" vẫn chưa chấm dứt. Sinh viên Trung Quốc và một số nước châu Á bị phân biệt đối xử khi đeo khẩu trang ra ngoài đường. Họ bị người bản địa mắng "Hãy cút về nơi chúng mày sinh ra", lên xe bus hay tàu điện ngầm sẽ bị xua đuổi hay tránh xa như một con virus. Thậm chí có những nhà hàng đã đề biển "Không cho người Trung Quốc vào" khi Vũ Hán đóng cửa.

Liên quan đến những tin tức này, bạn chắc có thể đã đọc ở đâu đó. 

Trong những ngày đầu, nhiều lưu học sinh Trung Quốc ở nước ngoài cũng đã đóng góp cho đất nước hết sức có thể.

Họ đã tìm kiếm khắp nơi trên thế giới các loại khẩu trang và nước rửa tay khô, vét sạch các hiệu thuốc và siêu thị ở nước ngoài để mang những mặt hàng thiết yếu này về nước.

Hội sinh viên Trung Quốc ở Bắc Mỹ đã gửi hơn 7.000 khẩu trang và hơn 900 quần áo bảo hộ cho Vũ Hán trong những ngày đầu bị phong tỏa. Hay nhóm sinh viên ở Nhật đã kêu gọi người dân nước này ủng hộ Trung Quốc khi ở đỉnh dịch. Để đáp ơn lại các quốc gia đã hỗ trợ cho Trung Quốc, nhiều lưu học sinh đã xuống đường phân phát khẩu trang miễn phí cho người dân địa phương.

Họ đã đóng góp như thế đó.

Lưu học sinh cũng không phải đại diện cho sự giàu có. Nhiều người trong số họ có thể đang học tập và sinh sống ở nước ngoài với những khoản vay sinh viên.

Bây giờ họ gặp rắc rối, họ muốn xin tị nạn ở quê mẹ, nhưng nhiều người lại chỉ trích họ vì một vài "bệnh nhân công chúa", buộc tội họ không làm gì, không đóng góp mà chỉ "đầu độc tổ quốc"?

Thay vì chỉ trích, hãy nghĩ về dịch bệnh, làm thế nào để hiểu nhau và giúp đỡ lẫn nhau.

Bác sĩ Trương Văn Hùng, trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải là bác sĩ đầu ngành về truyền nhiễm tại Trung Quốc. Ảnh: sohu.

Bác sĩ Trương Văn Hùng, trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải là bác sĩ đầu ngành về truyền nhiễm tại Trung Quốc. Ảnh:sohu.

Hãy nghe lời khuyên của bác sĩ Trương Văn Hùng, trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

"Hoa kiều ở nước ngoài nếu trở về Trung Quốc hãy cân nhắc kỹ, đặc biệt làm rõ những vấn đề dưới đây:

Đầu tiên, hãy xem xét tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu. Nếu là hơn nửa năm, bạn có thể chấp nhận nửa năm học tập và làm việc ở Trung Quốc không?

Thứ hai, hãy tự phòng ngừa và kiểm soát trước khi trở về. Nói chung, tự bảo vệ nghiêm ngặt (không giao tiếp xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang) sẽ không lây nhiễm.

Thứ ba, xin hãy tin rằng các biện pháp phòng chống dịch bệnh của tất cả các quốc gia đã được thực hiện tốt và phù hợp với điều kiện quốc gia của họ".

Tổ quốc sẽ không bao giờ bỏ mặc những người con trở về. Nếu chọn quay lại Trung Quốc, bạn phải chấp nhận sự cách ly từ chính phủ, bởi đây là hành động cần thiết cho cộng đồng.

Trước đây khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, nhiều người cực đoan đã lên mạng đòi giết hết người Vũ Hán, và giờ họ cũng bị kích động như vậy đối với những lưu học sinh trở về nước.

Người xấu có ở khắp mọi nơi, nhưng người hiểu chuyện cũng chiếm số lượng lớn.

Dù là ai tôi cũng muốn một gửi gắm một điều rằng: "Là đồng bào của nhau nên hãy nhớ, chúng ta đang chống virus chứ không phải chống lại con người".

Theo vnexpress