Nghe tiếng xe dừng ở cửa, hơn chục đứa trẻ lớn nhỏ chạy ùa ra đón thầy Nhật. Chúng xúm lại xoa bóp tay chân, massage đầu. Một đứa mang đến cho ông cái áo thun màu chàm nói thủ thỉ: "Người ta cho quần áo, con lựa được cái này cho thầy". Chúng là những đứa trẻ từ khắp các huyện của tỉnh Gia Lai được ông Nhật mang về nuôi tại ngôi nhà chung ở thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê.

Ông Nguyễn Văn Đương, chủ tịch xã Ia Hlốp nói: "Ông Nhật đang nuôi 106 em nhưng không đứa nào bị thất học".

Ông Nhật và bé Đinh Thiên Đức, 11 tháng tuổi. Vừa lọt lòng, bé Đức đã bị bỏ rơitrên rẫy và được ông Nhật mang về nuôi. Bé bị phát hiệnbệnh tim bẩm sinh từ khi 2 tháng tuổi, cha nuôi đã phải bán bò để đưa bé đi mổ. Sau hai lần phẫu thuật, đến nay bé Đức đã ổn. Ảnh: Phan Diệp.

Ông Nhật và bé Đinh Thiên Đức, 11 tháng tuổi. Vừa lọt lòng, bé Đức đã bị bỏ rơitrên rẫy và được ông Nhật mang về nuôi. Bé bị phát hiệnbệnh tim bẩm sinh từ khi 2 tháng tuổi, cha nuôi đã phải bán bò để đưa bé đi mổ. Sau hai lần phẫu thuật, đến nay bé Đức đã ổn. Ảnh:Phan Diệp.

Cái "duyên" giữa ông Nhật và những đứa trẻ bắt đầu từ năm 2005, khi ông Nhật từ Sài Gòn về xã Ia Hlốp nhậm chức linh mục. Ông thường cùng người bạn vào những ngôi làng sâu trong rừng, tìm hiểu đời sống người dân. Một lần, gặp đám ma của người Gia Rai, ông thấy một đứa trẻ đỏ hỏn khóc dữ dội cạnh thi thể người phụ nữ đang chuẩn bị được mai táng. Người bạn đi cùng giải thích, mẹ cháu bé này chết, theo tục của người Gia Rai thì con mới sinh ra phải được chôn theo mẹ.

Nghe xong câu chuyện, ông Nhật lao vào giành lại đứa trẻ từ tay già làng. Sau một hồi thương thảo, già làng chấp nhận đổi đứa trẻ bằng một con heo để cúng Giàng. "Lúc đó tôi chỉ muốn giật lại đứa trẻ để cứu nó chứ không nghĩ gì đến việc sẽ cho ai hay sẽ nuôi nó như thế nào", ông nhớ lại.

Về nhà, người đàn ông độc thân bỡ ngỡ khi ẵm trên tay đứa trẻ hai ngày tuổi đang khóc ngằn ngặt vì khát sữa. Ông bế đến từng nhà trong làng, hỏi thăm những phụ nữ đang cho con bú để xin sữa. Nhiều người không chịu cho vì sợ xui xẻo, họ vắt ra cái chén nhỏ chẳng được bao nhiêu, đút được vài muỗng thì hết, đứa trẻ lại khóc to. "Cũng có người cho bú, nhưng thấy bú nhiều lại sợ hết sữa, nên từ chối cho thêm", ông nhớ lại.

Đứa trẻ gầy gò đen nhẻm, ông Nhật chẳng biết tìm ai để cho làm con nuôi. "Quen hơi, bỗng dưng tôi thấy thương và có cảm giác gắn kết với nó", ông bộc bạch và quyết định giữ lại, đặt tên con là Đinh Hồng Phúc. Vì nhận con nuôi, ông Nhật không thể tiếp tục làm linh mục.

Ba năm sau, nghe người làng nói ở huyện Chư Pưh có hai vợ chồng người Gia Rai vừa qua đời để lại 5 đứa con, đứa lớn 9 tuổi, đứa nhỏ mới 2 tháng. Chạy xe máy hơn 40 km đường rừng, ông chứng kiến cảnh 5 đứa nhỏ đói chẳng có gì ăn, một tuần liền vào rừng mót mủ cao su đổi lấy bánh ăn, ông quyết định dẫn về bọn trẻ về nhà.

Bé Đinh Đức Độ. 5 tháng tuổi. Khi mới đẻ, bé bị bỏ rơi ở cổng nhà thờ xã Ia Hlop. Ảnh: Phan Diệp.

Bé Đinh Đức Độ. 5 tháng tuổi. Khi mới đẻ, bé bị bỏ rơi ở cổng nhà thờ xã Ia Hlop. Ảnh:Phan Diệp.

Để nuôi các con, ngoài trồng cà phê, ông Nhật phải làm thêm đủ nghề. Đầu năm 2008, ông xin được việc chăm người già ở bệnh viện vào ban đêm. Vậy là tối tối, ông khóa cửa để những đứa lớn ở nhà, địu những đứa nhỏ đến viện, trải chiếu ở hành lang cho chúng ngồi chơi. Công việc chăm người bệnh không hề nhẹ nhàng, thậm chí thường xuyên bị quát tháo và mắng chửi thậm tệ. Thấy ông cực quá, những đứa trẻ níu áo khóc lóc nói: "Thầy ơi đừng làm nữa, mình về đi".

Khi chúng lớn hơn, ông Nhật dẫn đàn con lên rẫy. Hết làm cho nhà mình lại đi làm thuê cho những nhà khác. "Dẫn theo để tụi nhỏ biết quý trọng lao động thôi, chứ chúng còn trông nhau, làm được bao nhiêu", ông nhớ lại.

Lũ trẻ hầu hết là người dân tộc, nên ông phải tự học thêm tiếng Gia Rai để hiểu con. "Sau 14 năm, tôi tự hào mình có thể viết đúng chính tả hơn tụi nhỏ", ông nói và luôn khuyến khích các con nói tiếng dân tộc mình, nhắc nhở các con không quên nguồn cội. Bé Hồng Phúc ở với ông từ nhỏ nên không giỏi tiếng dân tộc. Có lần, Phúc tỏ ra coi thường những đứa em ở cùng, ông Nhật giải thích: "Con cũng là người dân tộc, dù con không giỏi tiếng Gia Rai, nhưng máu chảy trong con là máu của núi rừng".

Điều ông Nhật cảm thấy day dứt nhất là chuyện về cậu bé tên Hiệp. Em bị cha mẹ bỏ rơi khi khoảng 6 tháng tuổi. Ông Nhật đem về nuôi một thời gian thì có cặp vợ chồng hiếm muộn đến năn nỉ xin con nuôi. Mong con có được một mái ấm với đủ cha mẹ nên ông đồng ý. Những tháng sau đó, ông vẫn thường đến thăm Hiệp. Sau 7 tháng, ông nhận thấy cứ mỗi lần đến thăm con lại thấy trên người có nhiều vết bầm tím. Hỏi hàng xóm mới vỡ lẽ, Hiệp thường xuyên bị cha mẹ bạo hành. Sau hôm đó, ông quyết định đưa con về. Bây giờ Hiệp đã 5 tuổi, đang học mẫu giáo, ánh mắt em lúc nào cũng buồn, chẳng mấy khi thấy cười. Nhìn Hiệp lặng lẽ bên các anh chị, ông hối hận vì trao con cho người khác. "Nên bây giờ dù thế nào tôi vẫn giữ con bên cạnh. Cực khổ một chút nhưng có được tình thương", ông tâm sự.

Bé Rahlan H Ưn dân tộc Gia Rai. 6 tuổi (bên trái), được ông Nhậtnhận nuôi lúc 1 tuổi,do cha mẹ mất sớm và béĐinh Thị Thùy Trâm (bên phải), 1 tuổi. Bé Trâm được nhận về từlúc 4 tháng. Mẹ bémất sớm, bà ngoại già không nuôi nổi nên đem đến gửi ông Nhật. Ảnh: Phan Diệp.

Bé Rahlan H' Ưn dân tộc Gia Rai. 6 tuổi (bên trái), được ông Nhậtnhận nuôi lúc 1 tuổi,do cha mẹ mất sớm và béĐinh Thị Thùy Trâm (bên phải), 1 tuổi. Bé Trâm được nhận về từlúc 4 tháng. Mẹ bémất sớm, bà ngoại già không nuôi nổi nên đem đến gửi ông Nhật. Ảnh:Phan Diệp.

Bây giờ, những đứa trẻ đã có một căn nhà khang trang, mỗi đứa có một chiếc giường với chăn ấm để ngủ, không còn lót chiếu ngủ nền đất như trước. Bữa cơm của các em thường ngày chỉ có canh rau và cá khô, chỉ hai ngày cuối tuần mới có thịt. Mấy năm nay những đứa trẻ đã lớn hơn, đã biết tự nấu cơm, dọn dẹp nhà. Đi học về các em học cấp 3 chia nhau nấu cơm, những em cấp 2 thì trông các em nhỏ hơn. Tắm xong, mỗi đứa tự giặt quần áo của mình.

Năm ngoái, một đứa con của ông vừa tốt nghiệp đại học, tưởng chừng ông Nhật sẽ đỡ khổ hơn nhưng đó cũng là lúc ông phát hiện mình bị bệnh u não ác tính. Khi những lần ngất xỉu của ông Nhật đến thường xuyên hơn, những đứa lớn bắt đầu thấy lo lắng. H’Ra, 18 tuổi nói: "Em học xong lớp 12 rồi sẽ đi học nghề. Em không học đại học vì sợ tốn nhiều tiền, tiền đó để thầy mua sữa cho các em nhỏ".

Những đứa trẻ không quen ngủ trưa, sau giờ cơm, chúng rủ nhau ngồi tụm năm tụm ba ngây ngô rỉ tai nhau rằng: "Bệnh của thầy không chữa được". Bọn trẻ không biết làm gì hơn ngoài việc bảo nhau xoa đầu để thầy đỡ đau.

Theo vnexpress