Cái nóng oi ả của mùa hè đã khiến chúng ta cần điều hòa hơn bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng bạn có biết rằng: Việc sử dụng quá nhiều điều hòa, dùng điều hòa cả ngày cả đêm có thể gây ra một số tác dụng phụ cho làn da, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ.

5 (3).jpg

Dưới đây là những tác hại mà bạn cần phải biết khi dùng điều hòa quá nhiều.

7 tác hại với cơ thể khi ngồi điều hòa quá nhiều

1. Khô mắt

Khô mắt tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng được xem là một rối loạn nghiêm trọng, có thể khiến giác mạc, kết mạc bị tổn thương vĩnh viễn và dẫn tới mù lòa.

Khi ở trong môi trường điều hòa, độ ẩm thấp khiến nước mắt bị bay hơi nhiều dẫn tới hiện tượng khô mắt. Nếu bạn đã bị khô mắt từ trước, việc ở trong môi trường điều hòa nhiệt độ quá lâu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt là ngứa và rát.

tai-sao-khong-nen-bat-tat-dieu-hoa-lien-tuc--1.jpg

2. Lão hóa nhanh hơn

Phụ nữ ngồi quá nhiều trong phòng điều hòa sẽ có hiện tượng da khô, ngứa, sạm và dễ nhăn, làm tổn hại collagen khiến chị em nhanh già. Nguyên nhân là bởi điều hòa hút hết hơi ẩm trên bề mặt da, dẫn đến da bị khô.

23ed796f078a90608140fa964584d678.jpg

3. Mất nước

Cùng vì lý do điều hòa hút hết hơi ẩm nên bạn sẽ cảm thấy mất nước, khát nước. Khi ở trong phòng điều hòa, hãy đặt nhiệt độ ở mức nhiệt vừa phải, đồng thời uống nước thường xuyên.

4. Các vấn đề về hô hấp

Ở trong môi trường điều hòa nhiệt độ trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở mũi, họng và mắt. Bạn có thể bị khô họng, viêm mũi và tắc mũi.

Viêm mũi là một tình trạng gây viêm màng nhầy của mũi. Nguyên nhân thường là do nhiễm virus hoặc do phản ứng dị ứng, cũng có thể do đã ở trong môi trường khô lạnh quá lâu.

5. Dễ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng

Môi trường điều hòa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng. Đối với những người nhạy cảm, ở yên trong nhà có thể có lợi cho việc tránh xa những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu điều hòa không được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách, nó có thể khiến bệnh hen suyễn và dị ứng trầm trọng hơn.

6. Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Nằm trong điều hòa quá lâu có thể dẫn đến khô đường mũi của bạn. Kích ứng màng nhầy và khô niêm mạc mũi. Thiếu màng nhầy bảo vệ có thể khiến bạn dễ bị nhiễm vi-rút hơn.

20190911_093815_272961_cam-lanh-mua-dong.max-800x800.jpg

7. Dễ bị đột quỵ, sốc nhiệt

Bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp không chỉ gây tốn điện mà còn khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt nếu chẳng may đang ngồi trong phòng điều hòa mà đi ra bên ngoài... Điều đó khiến bạn mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu và đau nửa đầu.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại gấp 2-5 lần không khí ngoài trời nếu chúng ta thường xuyên đóng chặt cửa để mở điều hòa. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại điều hòa công nghệ mới để có thêm chức năng lọc khí và diệt khuẩn, giúp căn phòng thoáng khí hơn.

Một rủi ro cực lớn khi lạm dụng điều hòa đó là tai biến và đột quỵ. Sau khi tắm xong mà bước ra phòng điều hòa ngay lập tức sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu, khiến máu lên não chậm, ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Nhóm người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, và đột quỵ.

Dùng điều hòa bao nhiêu tiếng mỗi ngày là hợp lý?

- Không nên bật điều hòa liên tục quá 5 tiếng vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Để tránh gây sốc nhiệt, nhiều chuyên gia khuyên không nên bật điều hòa thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài. Ngoại trừ những ngày nhiệt độ nóng trên 35 độ C, bạn có thể để điều hòa ở mức 28 độ C.

- Khi nhiệt độ mát mẻ hơn vào buổi chiều hay tối, bạn nên mở rộng cửa, tắt điều hòa để tận hưởng không khí thoáng đãng.

dieu-khien-dieu-hoa-nhu-the-nao-de-tiet-kiem-dien2.jpg

- Sau khi tắm xong mọi người nên lau khô cơ thể, tránh nằm phòng điều hòa. Nếu phòng đang bật sẵn điều hòa thì nên tắt đi để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ phòng rồi mới bật điều hòa lại.

- Nên bật quạt kèm điều hòa để không khí được lưu thông.

- Nên sử dụng xịt khoáng, bù đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để làn da không bị lão hóa do khô da.

Bảo Nam