leftcenterrightdel
 

Sai lầm khi vệ sinh quần áo có thể gây bệnh phụ khoa

Chị em đều biết đồ lót là đồ dùng riêng tư nên cần giặt riêng mỗi ngày và thậm chí là cần giặt tay. Lý do là để tránh vi khuẩn, mồ hôi hay bụi bẩn từ tất, các loại quần áo khác lây nhiễm sang. Tuy nhiên bác sĩ sản phụ khoa Zhang Yuqin (bác sĩ điều trị tại Khoa Sản Phụ khoa của Bệnh viện Cathay ở Tân Trúc, Trung Quốc) lại không khuyến khích điều này. 

"Việc giặt đồ lót bằng tay rất dễ để sót bột giặt. Điều đó gây kích ứng vùng kín, khiến vi khuẩn dễ sinh sản hơn, từ đó gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Vì vậy trừ khi đồ của bạn dính dịch tiết và máu kinh nguyệt, bạn mới cần giặt tay nhưng sau đó vẫn nên cho vào máy giặt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và sức khỏe của bạn", bác sĩ Zhang Yuqin nói.

"Tạp chí sức khỏe" từng phỏng vấn Chen Anqi, một giảng viên đào tạo quản lý dọn phòng. Cô Chen tin rằng giặt đồ lót bằng tay tuy có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm lớn nhất đó là chất tẩy rửa thường không thể được làm sạch hoàn toàn, nó cũng không được vắt đúng cách và dễ bị mốc theo thời gian. Còn giặt trong máy thì cần lưu ý là phải cho vào túi giặt riêng. 

Nhiều người lo ngại, liệu đồ lót có bị nhiễm khuẩn khi cho vào máy giặt? 

Tiến sĩ Lin Yijun (Giám đốc Văn phòng Kiểm soát Nhiễm trùng của Bệnh viện Đào Viên, Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Quốc) giải đáp: Cơ thể có hàng rào bảo vệ nên khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ đồ lót khá thấp. Tuy nhiên, cô nhắc nhở rằng trước khi cho đồ lót vào máy giặt, nên loại bỏ dịch tiết sạch sẽ. 

Một điểm nữa mọi người cần lưu ý là nên giặt đồ lót hàng ngày, không nên để đến vài hôm mới giặt. Ngoài ra, máy giặt cần được vệ sinh định kỳ để đảm bảo thùng máy không phải là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Sau khi giặt, cần phơi đồ ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng.

leftcenterrightdel
 

Dấu hiệu cần được thay mới quần áo lót

Bác sĩ Zhang Yuqin cảnh báo nên thay đồ lót trong 4 tình trạng sau đây: 

- Đồ dùng 3-6 tháng chưa thay mới. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh. Bác sĩ nhắc nhở không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng cần thay đồ lót thường xuyên để làm giảm viêm nhiễm và ngứa da.

- Đồ lót rộng và đáy quần có vết ố vàng do dịch tiết.

- Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, thậm chí ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu rõ nhất bạn nên thay mới đồ lót.

- Quần lót có kích thước quá nhỏ. Kích thước của quần lót thật sự rất quan trọng. Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến vùng kín bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng và sản sinh bệnh phụ khoa. Thậm chí ở một số phụ nữ, đồ lót chật chội có thể gây ra chứng đau âm hộ. 

Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của đồ lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt. Chị em cũng không nên chọn đồ lót có nhiều hoa văn thiết kế rườm rà vì vừa gây bất tiện vừa tạo cảm giác khó chịu.

Tiểu Vy