Rối loạn nhịp tim có biểu hiện là nhịp tim đập bất thường, quá nhanh (tần số >100 lần/phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm. Trong rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp nhanh thường gây nguy hiểm hơn.
1. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim
Nguyên nhân do những bất thường hoặc bệnh lý của tim gây ra như bệnh cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, bệnh động mạch vành…
Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến nhịp tim như tuổi cao, người mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, các bệnh lý về tuyến giáp, lạm dụng chất kích thích… Rối loạn nhịp tim cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Rối loạn nhịp tim lâu ngày có thể dẫn đến suy tim
2.Triệu chứng và biến chứng của rối loạn nhịp tim
Triệu chứng của rối loạn nhịp tim rất đa dạng: Xuất hiện các cơn khó thở, thở ngắn, hồi hộp, lo lắng; đánh trống ngực, tim đập mạnh trong lồng ngực kèm theo hụt hẫng; choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, cảm giác mất cân bằng; có cảm giác tim ngừng đập một vài giây rồi đập mạnh trở lại; đau tức ngực, có cảm giác ngực bị đè nén; người mệt mỏi, yếu do hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả.
Nhìn chung các vấn đề về rối loạn nhịp tim đều ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Khi tim bị loạn nhịp, hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm sút. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể, lâu ngày có thể dẫn đến suy tim (tim suy yếu). Những trường hợp rối loạn nhịp tim nặng có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng như ngất xỉu khi đang lái xe, leo cầu thang… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mặt khác, máu ứ đọng lại tại buồng tim chính là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch, gây đột quỵ tim.
Một số biến chứng khác người bệnh có thể mắc phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim…
3. Món ăn bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ rối loạn nhịp tim
3.1 Tim lợn hấp chu sa
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, chu sa 3g.
Cách chế biến: Cho chu sa vào trong tim lợn, đổ nước vừa đủ rồi hấp chín lấy ra ăn.
Chủ trị: Hỗ trợ và điều trị chứng tim đập nhanh.
3.2 Trà sen nhãn
Nguyên liệu: Long nhãn 12g, hạt sen 20g, hạt súng 20g.
Cách chế biến: Hạt sen, hạt súng đem giã nát, thêm nước vào nấu sôi, cùng với long nhãn. Mỗi ngày dùng 1 thang. Uống nước thuốc, ăn cả cái.
Chủ trị: Bổ huyết, an thần, thích hợp điều trị chứng tâm huyết hư, rối loạn nhịp tim.
3.3 Bột linh chi
Nguyên liệu: Linh chỉ 1000g.
Cách chế biến: Linh chi tán bột mịn cất trong bình dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g. Dùng liên tục nhiều ngày.
Chủ trị: Trị chứng rối loạn nhịp tim.
Linh chi trị chứng rối loạn nhịp tim.
2.4 Nước linh chi
Nguyên liệu: Linh chi 10g.
Cách chế biến: Linh chi đem cắt nhỏ bỏ vào nồi, đổ nước vào đun tới khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun tiếp 30 phút đến 1 giờ, rót lấy nước thuốc thứ nhất; đổ tiếp nước khác sắc lấy nước thứ hai. Hòa chung hai nước làm một chia uống 2 lần sáng, chiều. Dùng liên tục 10-15 ngày
Chủ trị: Tăng cường lực co bóp cơ tim, cải thiện tuần hoàn máu, trị chứng nhịp tim không đều.
2.5 Linh chi nấu trai
Nguyên liệu: Linh chi 20g, thịt trai 250g, đường phèn 60g.
Cách chế biến: Linh chi thái phiên mỏng, bỏ vào nồi, đổ nước đun sôi trong 1 giờ, chắt lấy nước; bỏ thịt trai vào nước linh chi nấu chín. Ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
Chủ trị: Trị chứng nhịp tim không đều.
2.6 Linh chi, thiên ma
Nguyên liệu: Linh chi 10g, thiên ma 15g.
Cách chế biến: Các vị thuốc cắt nhỏ rồi bỏ vào nổi, đổ nước đun sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp trong 1 giờ, chắt lấy nước thuốc thứ nhất; Đổ tiếp sắc lấy nước thuốc thứ hai. Hòa chung hai nước vào làm một. Chia uống 2 lần sáng, chiều, dùng nước liên tục 1-2 tháng.
Chủ trị: Trị chứng nhịp tim không đều.
2.7 Mộc nhĩ, táo đỏ
Nguyên liệu: Mộc nhĩ 30g, táo đỏ 5 quả, đường vàng 30g.
Cách chế biến: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, rửa sạch, bỏ cuống, xé ra hoặc cắt nhỏ. Táo đỏ ngâm nở, rửa sạch, bỏ hạt, cho vào nồi đun với nước, ban đầu đun sôi lên, sau đó cho mộc nhĩ vào, vặn nhỏ lửa nấu thêm khoảng 30 phút, cho đường vào, khuấy đều là dùng được. Uống khi bụng đói.
Chủ trị: Bổ âm dưỡng huyết, hạ áp... thích hợp để điều trị cao huyết áp kết hợp âm hư huyết ứ, rối loạn nhịp tim.
2.8 Trà tâm sen
Nguyên liệu: Tâm sen 30g.
Cách chế biến: Bỏ khoảng 3g tâm sen vào bình thủy tinh, đổ nước sôi vào, đậy kín khoảng 20 phút là uống được. Uống thay nước nhiều lần trong ngày.
Chủ trị: Thanh tâm hoạt huyết, hạ áp; thích hợp để điều trị cao huyết áp kết hợp rối loạn nhịp tim.
2.9 Trà khổ sâm, chè khô
Nguyên liệu: Khổ sâm 100g, chè khô 100g.
Cách chế biến: Khổ sâm, chè khô nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 200g, bỏ vào bình rồi đổ nước sôi vào đậy kín trong khoảng 20 phút. Uống thay nước nhiều lần trong ngày.
Chủ trị: Thanh nhiệt tiết hỏa, rối loạn nhịp tim.
2.10 Trà cam thảo, quế chi
Nguyên liệu: Cam thảo nướng 135g, xuyên quế chi 60g, gừng tươi, táo đỏ với lượng phù hợp.
Cách chế biến: Cam thảo và xuyên quế chi nghiền thành bột, bỏ 2 miếng gừng tươi, 6 quả táo đỏ vào, sau đó đổ nước sôi vào đậy kín khoảng 20 phút là dùng được. Uống trong ngày.
Chủ trị: Ôn kinh thông mạch. Thích hợp để điều trị cao huyết áp, tâm khí dương hư, rối loạn nhịp tim.
Theo suckhoedoisong.vn