1. Cải bó xôi


Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Củ cải đường


Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.

3. Thịt đỏ


Hàm lượng sắt cao trong thịt cừu, thịt bò và các loại thịt đỏ khác. Các loại thịt này chứa phức hợp heme-sắt, sẽ được dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% cho nhu cầu sắt hàng ngày.

4. Bơ đậu phộng


Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu máu. Hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.

5. Cà chua


Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.

6. Trứng


Trứng là một nguồn giàu protein và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ việc tích trữ vitamin trong cơ thể khi đang bị thiếu máu. Một quả trứng to có chứa 1 mg sắt và do vậy ăn một quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn không bị thiếu máu.

7. Lựu


Lựu là một trong những loại trái cây phổ biến giàu chất sắt và vitamin C. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và lựu cũng rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe.

8. Đậu nành


Đậu nành là một nguồn tuyệt vời của sắt và các vitamin. Đậu nành được coi là những “hạt cà phê” có chứa hàm lượng sắt cao. Đậu tương là một thực phẩm ít chất béo và chứa protein cao giúp chống thiếu máu.

9. Cá


Cá cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì nó có chứa sắt. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển khác như sò, hàu rất giàu chất sắt. Người ta nói rằng hàu Thái Bình Dương chứa 7,2 mg sắt trên mỗi 100 gram thịt hàu.

10. Mật ong


Mật ong rất tốt cho cơ thể bạn và cũng giàu sắt. Cơ thể bạn sẽ dung nạp được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gram mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể bạn.

Tất nhiên, song song với chế độ ăn các thực phẩm bổ máu hàng ngày, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ công thức máu, nhất là các thông số liên quan Hemoglobin để xác định có bị thiếu máu hay không? Nếu bị thiếu máu, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Theo Sức khỏe & Đời sống