leftcenterrightdel
 

Sưng mặt có thể do nhiều yếu tố như thay đổi về huyết áp và tắc nghẽn hệ bạch huyết, mang thai, thiếu hoạt động thể chất và một số loại thực phẩm.

1. 10 thực phẩm có thể gây sưng mặt

Sưng mặt do thực phẩm không hề nguy hiểm nhưng chúng có thể khiến bạn mất tự ti. Hơn nữa, một số loại thực phẩm gây sưng mặt cũng không tốt cho sức khoẻ, do vậy bạn nên hạn tìm hiểu và tránh chúng.

Dưới đây là 10 loại thực phẩm bạn nên tránh để không gặp tình trạng sưng mặt và mắt:

1. Xì dầu (Nước tương): Nước tương có thể gây sưng tấy trên cơ thể và mặt. Điều này là do hai yếu tố: Nước tương thông thường chứa rất nhiều muối và chứa gluten. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn chọn loại nước tương không chứa natri, hàm lượng gluten vẫn có thể gây sưng mặt, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng với gluten.

2. Thực phẩm chứa gluten: Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy phản ứng viêm, khiến khuôn mặt có vẻ sưng tấy, viêm hoặc sưng húp.

Gluten có thể gây ra các vấn đề về sắc tố da, chẳng hạn như đốm đồi mồi và các vùng sẫm màu hơn ở cằm. Những người mắc bệnh celiac đặc biệt nhạy cảm với gluten và có thể dễ bị sưng mặt hơn.

3. Đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến da chảy xệ và tăng lượng insulin, từ đó khiến khuôn mặt có vẻ mệt mỏi, giống như bị sưng phù.

4. Sữa: Sữa có thể gây sưng mặt do có chứa lactose, một loại đường mà nhiều người không tiêu hoá được - hay còn gọi là không dung nạp Lactose.

Nếu bạn có các triệu chứng, chẳng hạn như chướng bụng hoặc đầy hơi sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như pho mát, bạn có thể không dung nạp lactose.

5. Rượu bia: Rượu gây sưng, phù nề ở mặt vì nó gây giữ nước trong các mô mặt. Do vậy, bạn phải tránh uống rượu, đặc biệt là vào ban đêm.

6. Thịt chế biến sẵn: Loại thịt này có hàm lượng đường muối cao nên có thể gây tích nước và sưng ở mặt. Ngoài ra, thịt đỏ có hàm lượng protein cao hơn và dễ gây bọng mắt hơn thịt nạc.

Hơn nữa, thịt chế biến sẵn cũng gây khó tiêu hoá và ăn thường xuyên có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn xúc xích, giăm bông và thịt xông khói.

7. Sushi: Cũng như thịt chế biến sẵn, sushi là một trong những thực phẩm khiến mặt sưng húp do hàm lượng muối cao. Hơn nữa, sushi thường được ăn với nước tương, một loại gia vị cũng có hàm lượng muối cao. Lúc này cơ thể bạn phải giữ nước để cân bằng lượng muối tiêu thụ và gây ra tình trạng sưng mặt.

8. Cà chua: Cà chua rát giàu giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ nhưng trong cà chua chứa hợp chất histamine, giúp tăng cường miễn dịch để chống lại các tác nhân xấu bên ngoài. Điều này thường gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, sưng lưỡi, mặt, hắt hơi, kích thích cổ họng.

Ngoài ra, cà chua thuộc nhóm thực vật có chứa solanine. Solanine được biết là gây viêm và bọng mắt.

9. Caffeine và đồ uống có ga: Mặc dù cà phê và trà là những thứ cần thiết đối với nhiều người nhưng caffeine có liên quan đến sưng quanh mắt hoặc mặt. Đồ uống có ga cũng chứa nhiều đường và góp phần làm mặt sưng tấy.

10. Carb đã qua chế biến: Carbohydrate, chẳng hạn như bánh mì, gạo trắng và mì ống, gây sưng mặt do giữ nước và tăng tình trạng viêm. Bạn nên hạn chế tiêu thụ carbs đã qua chế biến và thay thế chúng bằng thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như rau, trái cây, các loại hạt.

leftcenterrightdel
Ảnh: SKHN 

2. Mẹo giúp giảm sưng mặt

Nếu bạn muốn giảm sưng mặt nhanh chóng, bạn có thể thử một số mẹo sau:

Yoga cho da mặt: Kết hợp một số bài tập cơ mặt vào thói quen làm đẹp của bạn cũng có thể giúp tăng cường các cơ dưới da, giúp khuôn mặt bạn trông thon gọn và săn chắc hơn thay vì sưng húp.

Rửa mặt bằng nước lạnh: Nước lạnh có thể làm co mạch máu và giúp giảm sưng tấy.

Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện tình trạng tích nước.

Uống nước: Uống nhiều nước hơn thực sự có thể làm giảm tác động của việc giữ nước trong cơ thể bằng cách giúp thải lượng muối dư thừa ra ngoài.

3. Ăn gì để giảm sưng mặt?

Bên cạnh những thực phẩm có thể gây phù nề ở mặt, một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước và giảm tác động nếu bị tích nước:

1. Quả hạch nguyên hạt: Ngoài việc là một món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và chứa nhiều axit béo omega-3 tự nhiên cho bộ não khỏe mạnh, các loại hạt còn chứa nhiều magiê và vitamin B6 - hai dưỡng chất có liên quan đến việc giảm khả năng giữ nước.

2. Chuối: Loại quả này chứa hàm lượng kali cao, một loại khoáng chất có thể làm giảm nồng độ natri và tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa bám quanh cơ thể khiến nước bị giữ lại.

3. Khoai tây: Loại củ này chứa nhiều vitamin B6 và kali, hai khoáng chất quan trọng giúp giảm chất lỏng dư thừa trong cơ thể.

4. Thì là: Thì là còn là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể kích thích sản xuất nước tiểu trong cơ thể và đào thải muối và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

leftcenterrightdel
 Ảnh: SKHN

Vân Anh/Nguồn: Medicinenet, Healthline