leftcenterrightdel
ể mang thai tự nhiên và có thai kỳ khỏe mạnh, các biện pháp tăng cường dinh dưỡng, thay đổi lối sống... có vai trò quan trọng. Ảnh:Pexels. 

 

Không phải ai cũng may mắn có thể thụ thai một cách nhanh chóng và suôn sẻ. Do đó, các cặp vợ chồng khó thụ thai nên áp dụng lối sống và dinh dưỡng lành mạnh, giúp cải thiện khả năng sinh sản.

Dưới đây những cách hoàn toàn tự nhiên để tăng cơ hội mang thai:

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể giúp vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể bạn, có thể gây hại cho cả tinh trùng và trứng. Nếu bạn muốn tăng lượng chất chống oxy hóa, hãy cân nhắc thêm nhiều trái cây, rau, hạt và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn uống của bạn. Những thực phẩm này có xu hướng chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn như: vitamin C và E, axit folic, beta-caroten, chất lutein...

Ăn sáng nhiều hơn

Ăn sáng đầy đủ có thể giúp tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ, đặc biệt nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một nguyên nhân chính gây vô sinh.

Một đánh giá năm 2021 cho thấy việc hấp thụ nhiều calo hơn vào đầu ngày có thể cải thiện các triệu chứng của PCOS. Khi chọn thực phẩm ăn sáng, hãy cân nhắc ăn thứ gì đó ít carbohydrate hơn. Nghiên cứu cũng chứng minh carbohydrate có thể làm tăng tình trạng viêm ở những người mắc PCOS.

Ưu tiên axit béo Omega-3

Ăn chất béo lành mạnh mỗi ngày rất quan trọng để tăng cường khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Axit béo Omega-3 đặc biệt có lợi để tăng khả năng sinh sản.

Bạn có thể tìm thấy chất béo lành mạnh này trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm: cá, hạt lanh và dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó...

leftcenterrightdel
 Ăn chất béo lành mạnh mỗi ngày rất quan trọng để tăng cường khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể. Ảnh:RG.
 

Cắt giảm carbohydrate nếu bạn bị PCOS

Thực hiện chế độ ăn ít hơn 45% calo đến từ carbohydrate thường được khuyến nghị cho những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Ví dụ, nếu bạn ăn khoảng 1.800 calo một ngày, tương đương với khoảng 200 gram carbohydrate. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể có lợi đối với người mắc PCOS.

Tuy nhiên, đừng lạm dụng việc ăn kiêng. Ăn quá ít carbohydrate cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

Chú ý đến chất xơ

Nghiên cứu từ năm 2020 phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều chất xơ và ít đường bổ sung có thể làm tăng nhẹ khả năng sinh sản của phụ nữ. Một số ví dụ về thực phẩm giàu chất xơ không thêm đường bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu...

Xem xét lại nguồn protein của bạn

Đây là thành phần quan trọng của mọi chế độ ăn uống, nhưng một số nguồn protein nhất định có thể đặc biệt có lợi cho khả năng sinh sản.

Nghiên cứu năm 2019 cho rằng việc tuân theo chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải có thể cải thiện khả năng có con. Những loại chế độ ăn này thường có nhiều cá hơn và ít thịt đỏ, thịt chế biến. Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải cũng có xu hướng có nhiều chất chống oxy hóa và axit béo Omega-3 hơn.

Nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy việc tiêu thụ nhiều cá hơn có liên quan đến tỷ lệ sinh con sống cao hơn sau khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.

Đừng sợ sữa

Có giả định rằng sữa có hại cho một số yếu tố sức khỏe nhất định, bao gồm khả năng sinh sản. Nhưng nghiên cứu cho thấy điều này không đúng.

Các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin D, có thể có lợi cho khả năng sinh sản. Mặc dù vẫn chưa rõ liệu sữa có làm tăng khả năng sinh sản hay không, hiện không có bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy nó có tác động tiêu cực.

Thể dục và vận động

Tăng cường hoạt động thể chất vừa phải có tác động tích cực đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ, đặc biệt là những người béo phì.

Tuy nhiên, tập thể dục cường độ cao quá mức có thể có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định loại bài tập nào có lợi nhất cho bạn.

Dành thời gian để thư giãn

Cố gắng thụ thai có thể mang lại thêm căng thẳng cho cuộc sống của bạn. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Bạn có thể cần trao đổi với bác sĩ nếu lo lắng về việc thụ thai, ảnh hưởng cuộc sống thường ngày.

Cân nặng vừa phải

Tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản bằng cách ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là rụng trứng. Thừa cân, béo phì cũng gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe khác như mỡ máu cao, tăng huyết áp, nguy cơ đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng xương khớp và bệnh Gout...

Nếu bạn béo phì, việc giảm 5% trọng lượng cơ thể cùng với duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn và kiểm soát mức triglyceride, có thể làm tăng khả năng sinh sản.

leftcenterrightdel
 ThS.BS Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, tư vấn cho bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Ảnh:Phương Anh.
 

Hãy nhớ rằng cân nặng được coi là “khỏe mạnh” sẽ khác nhau ở mỗi người và BMI không phải là chỉ số dự đoán hoàn hảo về sức khỏe. Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem việc giảm hoặc tăng cân có cải thiện khả năng sinh sản của bạn hay không.

Kiểm tra lượng sắt

Nghiên cứu năm 2023 tìm thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa tình trạng thiếu sắt và khả năng sinh sản giảm ở phụ nữ mà không rõ nguyên nhân.

Nếu bạn chưa xét nghiệm máu gần đây, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định mức độ sắt. Nếu ở mức thấp, bạn có thể dùng viên bổ sung sắt. Bổ sung vitamin C cũng giúp tăng hấp thu sắt.

Tránh uống nhiều rượu bia

Việc tiêu thụ rượu bia có thể có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu bạn nghi ngờ mình có thai, không có lượng rượu nào được coi là an toàn.

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai và có khả năng mang thai, tránh uống rượu là lựa chọn an toàn nhất. Nếu bạn quyết định uống rượu và biết mình không mang thai, hãy giữ ở mức một ly tiêu chuẩn.

Theo lifestyle.znews