leftcenterrightdel
Theo một báo cáo từ năm 2017, hơn 80% người di cư cao tuổi không tham gia các hoạt động cộng đồng. (Nguồn: Shutterstock) 

Sau khi về hưu, nhiều người già châu Á thường được miêu tả với hình ảnh sống an yên bên con cháu nhưng mọi thứ đã thay đổi ở Trung Quốc.

Chuyện người già vẫn phiêu dạt đi khắp mọi miền, thậm chí là ra nước ngoài để kiếm tiền, chăm sóc con cháu là điều rất bình thường.

Theo Báo cáo Phát triển Dân số Di cư của Trung Quốc, ở nước này, tuổi thọ trung bình của nam giới là 78 và nữ giới là 79. Tuy nhiên, những người trên 60 tuổi chiếm 7,2% dân số di cư trong nước, tương đương khoảng 18 triệu người, gấp đôi dân số New York.

Báo cáo cho biết dưới 70% những người như vậy tự nguyện di cư để đoàn tụ với gia đình.

Những người này được gọi là những "người già trôi dạt," hay "lão phiêu" trong tiếng Trung Quốc. Trong số 297 triệu dân số đang già đi của Trung Quốc, 6% rơi vào nhóm này.

Khoảng 10 triệu người di cư Trung Quốc sống ở nước ngoài, nơi họ phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng về ngôn ngữ, văn hóa và sự cô đơn.

"Lão phiêu"

Thuật ngữ này được chuyển thể từ "Bắc phiêu" hay "những người trôi dạt ở Bắc Kinh,” dùng để chỉ những người có tham vọng rời quê hương để tìm kiếm cơ hội việc làm ở thủ đô của Trung Quốc nhưng họ vẫn chưa có hộ khẩu tại đây.

Hiện tượng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc. Cụm từ mô tả cách tồn tại của một người không thuộc về một địa điểm cụ thể.

leftcenterrightdel
Những người trên 60 tuổi chiếm 7,2% dân số di cư của Trung Quốc. (Nguồn: Sixth Tone) 

Theo báo cáo, mặc dù quy mô tổng thể của dân số di cư ở Trung Quốc đang giảm nhưng số lượng người già trôi dạt vẫn gia tăng.

Các điểm đến hàng đầu của những người di cư lớn tuổi bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Đây là những lựa chọn tương tự như những người di cư trẻ tuổi.

Rất đông trong số họ chuyển đến ở với con cái để chăm cháu. Những gia đình này thường là những “gia đình có thu nhập kép,” nơi cả hai vợ chồng đều đi làm và không có thời gian chăm sóc con cái.

Sự cô đơn

Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.

“Cũng giống như những người di cư trẻ tuổi phải vật lộn để sinh sống ở các thành phố, những người cao tuổi chuyển đến các đô thị còn gặp nhiều rắc rối hơn,” Chu Hiểu Chính, giáo sư xã hội học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với China Daily.

leftcenterrightdel
 Trong khi những đứa trẻ lớn lên như những người nhập cư thế hệ thứ hai, được giáo dục ở những nơi có văn hóa khác hẳn với Trung Quốc, khoảng cách thế hệ giữa chúng và ông bà trong gia đình ngày càng gia tăng. (Nguồn: Shutterstock)

Hầu hết những "người trôi dạt" lớn tuổi đều phải đối mặt với sự cô đơn. Họ thường nói các phương ngữ, thích các món ăn quê nhà và duy trì những thói quen khác với những người hàng xóm mới.

Theo một báo cáo từ năm 2017, hơn 80% người di cư cao tuổi không tham gia các hoạt động cộng đồng.

“Tôi giống như một người giúp việc không được trả lương,” một người già trôi dạt nói với Sixth Tone.

Hiện có 10 triệu người Trung Quốc di cư sang nước ngoài.

Theo một báo cáo năm 2022 của Liên hợp quốc, một số lượng lớn trong số họ sống ở Canada, Italy, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Singapore.

Những người già hầu như không nói được tiếng bản địa và hoàn toàn bị cô lập với cộng đồng địa phương.

Trong gia đình, họ thường phải đối mặt với những tranh cãi về văn hóa nuôi dạy con cái khác nhau và có xu hướng bị coi là quá nuông chiều con cái.

Trong khi những đứa trẻ lớn lên như những người nhập cư thế hệ thứ hai, được giáo dục ở nơi có văn hóa khác hẳn Trung Quốc, khoảng cách thế hệ giữa chúng và ông bà trong gia đình ngày càng gia tăng.

Việc giao tiếp với ông bà cũng trở thành một thách thức vì kiến thức tiếng Trung hạn chế của họ./.

Theo vietnamplus