1. Lợi ích sức khỏe của nước mía

Do hàm lượng đường tự nhiên tương đối cao, nước mía có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho cơ thể và là chất tăng cường năng lượng. Chất chống oxy hóa trong mía rất tốt cho sức khỏe làn da. Chất điện giải trong mía giúp cơ thể duy trì đủ nước. Ngoài ra, mía giàu chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón.

Theo các nghiên cứu, uống nước mía giúp da khỏe mạnh, có chức năng tăng cường năng lượng, hỗ trợ trong thời kỳ mang thai và ngăn ngừa sâu răng. Nước mía cũng điều trị các rối loạn sốt ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Theo Ayurveda (y tế truyền thống của Ấn Độ), chất chống oxy hóa trong nước mía có tác dụng điều trị bệnh vàng da và tăng cường hệ miễn dịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước mía là nguồn cung cấp đầy đủ flavonoid và chất chống oxy hóa phenolic ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến. Các chất chống oxy hóa này chống lại các tổn thương gốc tự do trong cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2 cách pha nước mía tốt cho người đái tháo đường- Ảnh 1.
 
Chất điện giải trong mía có lợi trong việc cân bằng natri và kali, rất tốt để duy trì nước cho cơ thể.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, nước mía là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Mía có thành phần dinh dưỡng giống với cỏ lúa mì chứa sắt, canxi, diệp lục, vitamin B, kali và magie. Nước mía cũng giàu carbohydrate phức hợp và rất ít đường đơn, từ 10-15%.

Nghiên cứu trong ống nghiệm về chiết xuất mía cho thấy chất chống oxy hóa polyphenol của nó có thể có lợi cho các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Công thức chế biến nước mía tốt cho người đái tháo đường

Đường sucrose hoặc đường mía và glucose làm tăng mức insulin. Vì vậy, những người bị đái tháo đường nên uống nước mía với lượng vừa đủ vì nó có chỉ số đường huyết thấp nhưng tải lượng đường huyết tương đối cao.

Theo ThS. Sarah Gaur - Chuyên gia Dinh dưỡng lâm sàng và Chế độ ăn kiêng từ Viện Khoa học Sức khỏe Symbiosis, Pune (Ấn Độ), chỉ nên dùng nước mía cho bệnh nhân đái tháo đường nếu lượng đường giảm đột ngột và mạnh. Vì đây là dạng đường nhanh nhất mà cơ thể có thể chuyển hóa thành năng lượng.

Những người bị đái tháo đường có thể nhai mía hoặc uống một cốc nước mía tươi ở mức độ vừa phải. Nhai mía cắt miếng, người ta có thể nhận được lợi ích tối đa và một số chất xơ mà không cần ăn quá nhiều.

Chuyên gia Sarah Gaur gợi ý 2 món đồ uống sử dụng nước mía, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo:

Mocktail đá gừng nước mía

Nhờ vào đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, nước mía gừng có thể giúp phòng ngừa một số bệnh lý như đái tháo đường, bệnh về gan,... Thức uống này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn duy trì cơ thể khỏe mạnh và sung sức.

Thành phần sau cho 2 suất:

  • Nước ép gừng: ⅓ muỗng canh
  • Nước mía: 1 ⅔ cốc
  • Nước cốt chanh: ⅛ muỗng canh
  • Muối biển: ⅛ thìa cà phê

Cách làm:

  • Trộn tất cả các thành phần trong lọ/bát và khuấy đều cho tan hết. Đảm bảo không có hạt muối hoặc cục nào.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn để đông lạnh. Đông lạnh hỗn hợp trong 2-3 giờ.
  • Xay nước ép đông lạnh trong máy xay cho đến khi thành hỗn hợp nhuyễn.
  • Thưởng thức mocktail đá.

Mocktail nhiệt đới mía dừa

Thức uống giải khát gồm nước dừa quyện với nước mía thơm mát tốt cho người bệnh đái tháo đường. Điều quan trọng là người bệnh nên tiêu thụ nước mía một cách điều độ để nhận được các lợi ích dinh dưỡng của nó.

2 cách pha nước mía tốt cho người đái tháo đường- Ảnh 2.

Thức uống giải khát gồm nước dừa quyện với nước mía thơm mát.

Thành phần sau cho 2 suất:

  • Nước mía: 2½ cốc
  • Muối: ⅛ thìa cà phê
  • Nước dừa: 1 ½ cốc
  • Bạc hà: 2-4 lá
  • Lát chanh: 1 (tùy chọn)

Cách làm:

  • Đổ nước mía và nước dừa vào lọ đậy kín và lắc đều.
  • Giữ nó trong tủ lạnh và để lạnh.
  • Thêm chút muối vào hỗn hợp và trộn đều.
  • Đổ mocktail vào ly, trang trí thêm lá bạc hà và lát chanh.
  • Thưởng thức khi còn mát.

Theo suckhoedoisong.vn