3 cách kiểm soát chỉ số đường huyết để tăng trao đổi chất
Cập nhật lúc 23:21, Chủ nhật, 21/04/2024 (GMT+7)
Cơ thể con người là một hệ thống phức tạp dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để hoạt động hiệu quả. Trong đó, mối quan hệ giữa chỉ số đường huyết và quá trình trao đổi chất là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mức năng lượng, kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể của chúng ta.
|
|
Chỉ số đường huyết và quá trình trao đổi chất có mối quan hệ quan trọng đối với sức khỏe. Đồ hoạ: Hạ Mây |
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau và các loại đậu. Việc giải phóng năng lượng chậm này giúp tạo cảm giác no, ngăn ngừa tình trạng tăng năng lượng đột ngột và tốt cho sức khỏe. Kết quả là bạn cảm thấy no lâu hơn, mức năng lượng duy trì ổn định và cân nặng ít biến động hơn.
Tránh thực phẩm chứa đường
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thường ở dạng carbohydrate tinh chế và đồ ăn có đường, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Năng lượng tăng đột ngột khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và thèm ăn nhiều đường.
Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể dẫn đến ăn quá nhiều do tác động của nó lên các hormone gây cảm giác đói. Điều này càng góp phần làm tăng cân, béo phì và kháng insulin.
Kết hợp các thực phẩm lành mạnh
Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp đến trung bình có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát sự thèm ăn và ngăn ngừa việc tiêu thụ quá nhiều calo, bao gồm protein, chất béo lành mạnh và chất xơ có thể giúp tăng cảm giác no, giúp quản lý khẩu phần ăn và từ đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
Việc kết hợp protein nạc, chất béo lành mạnh và carbohydrate giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể và phát triển khối lượng cơ bắp. Kết hợp thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp vừa phải với nguồn protein có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến, thúc đẩy lượng dinh dưỡng cân bằng và giảm cân lành mạnh.
Theo laodong