1. Lợi ích của nước ép dứa
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả dứa chứa nhiều nước, protid, acid hữu cơ, glucid, xenluloza, canxi, photpho, sắt, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP và vitamin C. Đặc biệt, dứa còn chứa bromelin có nhiều đặc tính chữa bệnh.
Chẳng hạn, chất bromelain trong nước ép dứa có thể giúp phân hủy chất nhầy, giảm tắc nghẽn cũng như viêm nhiễm và tống đờm ra khỏi đường thở. Điều này có thể giúp giảm đau và khó chịu khi bị viêm họng.
Bromelain cũng có đặc tính kháng virus, có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng gây đau họng.
2. Cách làm nước ép dứa trị ho tại nhà
2.1 Nước ép dứa, mật ong, gừng, ớt và muối
Ớt giúp loại bỏ chất nhầy, mật ong và gừng làm dịu cổ họng do có đặc tính chống viêm.
Nguyên liệu:
- 1 cốc nước ép dứa
- 1 muỗng cà phê gừng thái sợi hoặc băm nhỏ
- 1 muỗng canh mật ong
- 1/4 muỗng cà phê ớt cayenne
- 1/4 muỗng cà phê muối
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu vào với nhau.
Cách dùng: Uống 1/4 cốc mỗi lần, tối đa ba lần mỗi ngày. Lưu ý, không cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng hỗn hợp này vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ.
Nước ép dứa.
2.2 Nước ép dứa, mật ong, muối, tiêu
Nguyên liệu:
- 1 cốc nước ép dứa
- Một chút muối
- Một nhúm tiêu
- 1,5 muỗng canh mật ong.
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Cách dùng: Uống 1/4 cốc mỗi lần, tối đa ba lần mỗi ngày.
2.3 Kem que dâu - dứa
Kem que có thể giúp làm dịu cổ họng, dễ làm và dâu tây chứa nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch.
Nguyên liệu:
- 3/4 chén nước ép dứa
- 2 chén dâu tây xắt nhỏ
- 1 chén dứa miếng
Cách làm: Trộn các nguyên liệu với nhau và đổ hỗn hợp vào khuôn kem, để trong ngăn đá tủ lạnh ít nhất ba giờ hoặc cho đến khi đông đặc.
3. Các bài thuốc trị ho khác
Mặc dù nước ép dứa có lợi như một phương pháp chữa ho, nhưng có những loại thực phẩm và đồ uống khác có thể giúp làm dịu các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Một số thực phẩm tốt nhất bạn có thể ăn để giúp điều trị ho bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có thể được tìm thấy trong kiwi, ớt chuông và bông cải xanh.
- Trà gừng ấm: Loại trà này có thể làm dịu cổ họng và có đặc tính chống viêm.
4. Thực phẩm cần tránh khi bị ho
- Sữa: Sữa, đặc biệt là sữa và phô mai do có thể kích thích sản xuất thêm chất nhầy.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Những loại này có hàm lượng dinh dưỡng hạn chế và chứa nhiều muối.
- Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên rán có thể khiến ho nặng hơn, kéo dài hơn do chứa nhiều dầu mỡ, nếu ăn nhiều sẽ gây tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa khó khăn dẫn tới làm tăng tiết đờm.
Khi bị ho nên tránh thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
5. Nước ép dứa có gây phản ứng không mong muốn nào không?
Nước ép dứa nói chung là an toàn để uống. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ sau khi uống. Những tác dụng phụ này có thể bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Nước ép dứa cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Do đó, nếu bạn bị tiểu đường cần đặc biệt cẩn thận khi uống nước ép dứa. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ và uống nước ép dứa ở mức độ vừa phải.
Theo suckhoedoisong.vn