Biểu hiện: Da vàng sắc tối, miệng đắng, đau mạng sườn phải, lợm giọng, buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu hóa, mệt mỏi, miệng khô, tiểu tiện ít…

Nguyên nhân do cảm nhiễm thời khí ôn dịch, thử thấp hoặc do ăn uống, lao thương quá độ ảnh hưởng đến công năng của các tạng tỳ, vị, can.

Cây nhân trần

Cây nhân trần tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến hương, mao xạ hương. 

Từ lâu, cả cây nhân trần được dùng làm thuốc với nhiều công dụng tốt. Dược liệu có vị đắng, the, mùi thơm, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, nhân trần có tác dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật; bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ; hạ huyết áp, điều chỉnh rối loạn lipid máu…

Các bài thuốc thường dùng:

1. Nhân trần 16g, lá vọng cách 16g, lá cối xay 12g. Sắc uống.

2. Nhân trần 16g, quả dành dành 12g, nghệ vàng 8g. Sắc uống.

3. Nhân trần 3g, vỏ núc nác 3g, nghệ vàng 3g, rau má 4g, sài hồ nam 2g, dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam 2g.

Nhân trần, vỏ núc nác, sài hồ, nhọ nồi, rau má nấu thành cao lỏng. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Trộn cao với bột làm thành viên. Ngày uống 10g chia làm 2 lần.

4. Nhân trần và vỏ quả bưởi (bỏ phần cùi trắng) lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.

photo-1630929740409

Cây nhân trần bảo vệ tế bào gan, trị viêm gan do virus

Cây chó đẻ răng cưa giúp hỗ trợ trị viêm gan B

Chó đẻ răng cưa còn có tên là diệp hạ châu, trân châu thảo, diệp hạ châu đắng...

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, diệp hạ châu đắng bảo vệ gan, giúp hạ men gan, ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan B được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan do virus cấp hoặc mạn tính.

Đông y cũng cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, hạ nhiệt... thường được dùng làm thuốc chữa bệnh về gan, thận, bệnh đường tiết niệu, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da.

Các bài thuốc thường dùng

1. Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, chi tử 10g. Sắc uống.

2. Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi tử 8g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống.

3. Diệp hạ châu (sao khô) 20g. Sắc uống.

4. Diệp hạ châu (sao khô) 100g sắc uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

5. Diệp hạ châu (sao khô) 20g, cam thảo đất (sao khô) 20g. Sắc nước uống hàng ngày.

photo-1630929743706

Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu ) trị viêm gan do virus

Cây mã đề

Cây mã đề còn gọi là xa tiền thảo. Hạt mã đề (xa tiền tử) với hoạt chất aucubin có tác dụng bảo vệ gan. Có thể dùng tươi hoặc khô dạng nước sắc.

 Dược liệu có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, lợi tiểu, trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, sỏi đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, mật, viêm loét dạ dày, tá tràng.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy nước sắc toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật; kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, mật.

Các bài thuốc thường dùng:

1. Mã đề 20 g, hà thủ ô (sống) 15g, thảo quyết minh 15g, đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g; sơn tra (sống ) 30g, hổ trương 15g, hà diệp 15g. Sắc uống.

2. Mã đề 30g, thổ phục linh 15g, nhân trần, 20g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, bạch truật 10g, mẫu đơn bì 6g. Sắc uống.

3. Mã đề 20g, hạ khô thảo 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 12g, đẳng sâm 12g, sắc uống.

4. Mã đề 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm 16g, ý dĩ 16g, trư linh 8g. Sắc uống.

5. Mã đề 30g, phượng vĩ thảo 30g. Sắc uống.

Theo suckhoedoisong.vn