3 lí do ăn quá nhanh sẽ gây cản trở quá trình giảm cân
Cập nhật lúc 23:11, Thứ sáu, 01/12/2023 (GMT+7)
Thói quen ăn quá nhanh có thể gián tiếp dẫn đến cao huyết áp, tăng axit uric máu, tăng lipid máu. Đặc biệt, thói quen này sẽ gây cản trở cho quá trình giảm cân.
Trong một nghiên cứu của Italy trên 187 người trung niên có độ tuổi trung bình là 44, ăn nhanh được định nghĩa là ăn ít hơn 10 phút cho bữa sáng và ít hơn 20 phút cho bữa trưa, bữa tối.
Suy giảm chức năng đường tiêu hóa
Ăn quá nhanh sẽ rút ngắn thời gian nhai của thức ăn trong miệng, thức ăn sẽ bước vào công đoạn tiếp theo mà không được răng nghiền nát hoàn toàn.
Dạ dày phải tăng cường nhu động, nếu ăn quá nhiều trong thời gian ngắn, thức ăn khi đến ruột có thể không được tiêu hóa hết, chỉ có thể tạm thời tích tụ thành một khối gây tăng cân.
Lâu ngày dễ gây ra các triệu chứng như chướng bụng, ợ chua, đau bụng, khó tiêu, niêm mạc dạ dày có thể bị ứ đọng, thậm chí bị bào mòn, trường hợp nặng có thể phát triển thành loét dạ dày.
Gây ra các bệnh chuyển hóa
Nghiên cứu cho thấy, so với người ăn chậm, người ăn nhanh có nguy cơ béo phì cao gấp đôi. Người thường xuyên ăn nhanh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) cao gấp ba lần so với người bình thường.
Tăng nguy cơ ung thư
Một số người thích ăn khi còn nóng, nhưng thức ăn nóng có thể gây kích ứng biểu mô niêm mạc thực quản và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Đối với những thực phẩm thô và cứng như các loại hạt, đậu, nếu nhai vài lần rồi nuốt có thể gây tổn thương vật lý cho thực quản và đường tiêu hóa, kích thích nhiều lần có thể dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là ung thư tế bào.
Theo laodong