leftcenterrightdel
 

Khi nói về vai trò của tử cung, nhiều chị em biết rằng nó quan trọng nhưng lại không hiểu rõ lý do tại sao. Tử cung không chỉ quyết định sự thăng hoa trong “chuyện chăn gối” mà còn duy trì cân bằng nội tiết tố, tác động tới ngoại hình và tốc độ lão hóa của phụ nữ.

Quan trọng nhất, tử cung hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như trong quá trình sản sinh trứng. Đây cũng chính là môi trường để đón trứng thụ tinh và mang thai, chứa và nuôi dưỡng thai nhi.

Khi tử cung bị tổn thương, không chỉ khả năng sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng mà toàn bộ ngoại hình, sức khỏe tổng thể cũng bị tác động tiêu cực. Tuy nhiên, những tổn thương ở tử cung thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu do biểu hiện chưa rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn.

Nếu chị em phát hiện muộn, bỏ lỡ thời điểm cứu vãn thì sẽ phải hối hận bởi các bệnh lý tử cung nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư. Thay vào đó, có một cách để kiểm tra tình trạng tử cung hàng ngày đó là nhìn vào đặc điểm ở đũng quần lót khi thay ra vào cuối ngày. Nếu có 3 màu sắc này chứng tỏ tử cung của bạn đã bị tổn thương:

1. Màu đen

Kinh nguyệt là việc phụ nữ trải qua mỗi tháng, mặc dù kinh nguyệt khiến nhiều chị em khó chịu nhưng cũng là thời điểm lý tưởng để kiểm tra sức khỏe sinh sản.

leftcenterrightdel
 Việc kiểm tra đồ lót mỗi ngày giúp ích rất nhiều cho việc phát hiện sớm tổn thương tử cung (Ảnh minh họa)

Ngoài việc tính chu kỳ và lượng máu kinh thì màu sắc của máu cũng phản ánh nhiều điều, nhất là tình trạng của tử cung. Máu kinh bình thường có thể thay đổi với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ tươi, nâu, cam hoặc xám. Đầu chu kỳ máu thường có màu đỏ, đến cuối chu kỳ máu kinh lại chuyển sang màu nâu hoặc hơi đen.

Nhưng khi tử cung bị tổn thương hay mắc bệnh, máu kinh sẽ có màu đen ngay từ những ngày đầu hành kinh. Hoặc là trong máu kinh có lẫn các cục máu đông màu đen. Nó thường liên quan đến rối loạn nội tiết mức độ nặng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung.

2. Màu đỏ

Đương nhiên, việc đáy quần lót có màu đỏ trong kỳ kinh nguyệt là hết sức bình thường. Nhưng nếu bạn đang không hành kinh mà khi thay quần lót vào cuối ngày lại thấy đũng quần có màu đỏ của máu hoặc máu lẫn trong dịch tiết thì tốt nhất là nên đi khám phụ khoa.

Viêm âm đạo, dị vật và chấn thương là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh nguyệt. Lạm dụng tình dục hoặc đang đặt một số dụng cụ tử cung cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tình trạng mất cân bằng giữa hai loại hormone Estrogen và progesterone cũng làm rối loạn kinh nguyệt. Từ đó gây ra xuất huyết giữa kỳ kinh hay nhiều chị em thường gọi là có 2-3 kỳ kinh trong một tháng.

Trong trường hợp nặng, quần lót dính máu rất có thể do các bệnh phụ khoa như ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, Polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung dưới niêm mạc... Đặc biệt là với phụ nữ sau mãn kinh, tỷ lệ có khối u phụ khoa khi phát hiện chảy máu âm đạo là rất cao. Nó sẽ đi kèm với các biểu hiện khác như rối loạn tiểu tiện, đau bụng, sốt dai dẳng, sụt cân, bụng dưới to lên…

Hậu sản, mang thai ngoài tử cung hay một số bệnh lý khác như sốt xuất huyết, tiểu đường, viêm gan, bệnh tuyến giáp… cũng có thể khiến đáy quần lót có màu đỏ vì xuất huyết. Tốt nhất là nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị kịp thời.

3. Màu xanh hoặc vàng

Dịch tiết bình thường ở phụ nữ sẽ có màu trắng trong hoặc hơi ngà như màu lòng trắng trứng nhưng đặc hơn một chút. Thường không có mùi hoặc chỉ tanh rất nhẹ và sẽ tiết ra nhiều hơn trong những ngày sát kỳ kinh. Còn màu xanh, vàng hoặc vàng xanh trên đáy quần lót thường xuất hiện khi chị em có dịch tiết âm đạo bất thường.

Theo các chuyên gia, màu này ở dịch tiết âm đạo phần lớn liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn. Thường gặp trong viêm cổ tử cung cấp tính và viêm âm đạo do vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae hoặc viêm cổ tử cung. Một số trường hợp có thể là do tác động từ khối u ác tính ở tử cung, âm đạo, buồng trứng giai đoạn đầu.

leftcenterrightdel
Bệnh về tử cung ngoài gây dịch tiết bất thường còn dẫn tới đau bụng, khó chịu (Ảnh minh họa) 

Ngoài màu sắc khác thường, dịch tiết lúc này sẽ nhiều cũng như đặc hơn bình thường, hơi dính và có mùi hôi tanh khó chịu. Nếu có mủ xen lẫn trong dịch, độ kết dính cao thì hãy cẩn trọng với ung thư cổ tử cung hoặc viêm phúc mạc do nhiễm trùng nặng.

Một số ít trường hợp có dị vật sót lại trong âm đạo hoặc tràn dịch tử cung cũng có thể gây ra hiện tượng ra dịch tiết màu vàng, xanh.

Nguồn: Sohu, Woman.tvbs

Ngọc Ái