leftcenterrightdel
Cha mẹ nên khuyến khích con duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng cách ăn đủ 3 bữa chính, nạp đủ 4 nhóm chất trong khẩu phần. 

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm dần thì tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ nhỏ đang tăng nhanh, đặc biệt tại các đô thị. Hai yếu tố chính dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ là quá nhiều calo - quá ít hoạt động thể chất. Nhưng mặt khác, quan điểm dinh dưỡng và vận động sai lầm cũng có thể dẫn đến tình trạng “kịch cân” ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bỏ bữa hoặc kiêng khem quá mức

Khi bỏ bữa, mức độ trao đổi chất và năng lượng của trẻ có thể giảm mạnh, gây cảm giác đói. Lúc này, trẻ sẽ ăn tùy hứng các loại trà sữa, bánh ngọt, khoai tây chiên hoặc bất kỳ món nào để lấp đầy bụng đói. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện thực phẩm không lành mạnh và khó kiểm soát cơn thèm ăn.

Mục tiêu điều trị béo phì ở trẻ em là làm chậm tăng cân, tiến đến duy trì cân nặng, từ đó đạt tỷ lệ cân nặng - chiều cao lý tưởng. Thay vì điều trị béo phì bằng phương pháp ăn kiêng kém lành mạnh, cha mẹ nên biến “tăng cường sức khỏe” trở thành mục tiêu chính của con

Để đạt được mục tiêu này, con cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Ăn đủ ba bữa mỗi ngày, đảm bảo 4 nhóm chất thiết yếu (protein, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất). Một cách làm khoa học giúp con khống chế cân nặng là ghi lại lượng calo nạp vào mỗi ngày, từ đó cân đối mức năng lượng cần tiêu hao.

Căng thẳng kéo dài

Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, căng thẳng là một trong những yếu tố gây tình trạng tăng cân, hoặc làm tình trạng thừa cân, béo phì thêm trầm trọng ở trẻ nhỏ. Báo cáo của nhà tâm lý học môi trường Gary Evans (ĐH Cornell, Mỹ) trên tạp chí Pediatrics cho thấy trẻ càng căng thẳng thì khả năng bị béo phì càng lớn. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy căng thẳng mạn tính có liên quan đến tăng cân ở trẻ em và thanh thiếu niên, bởi trẻ có xu hướng ăn nhiều thức ăn chứa đường và chất béo khi rơi vào trạng thái áp lực.

leftcenterrightdel
 Áp lực học tập, uể oải kéo dài,… có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng mạn tính, làm tăng nguy cơ béo phì.

Thực tế, những tác nhân gây căng thẳng có thể phá vỡ cơ chế điều hòa căng thẳng sinh học trong cơ thể trẻ, thay đổi cấu trúc các vùng chịu trách nhiệm điều chỉnh cảm xúc của não, đồng thời thúc đẩy thói quen ăn uống thiếu khoa học cùng lối sống không lành mạnh. Duy trì trạng thái tâm lý cân bằng là yếu tố tiên quyết để trẻ có một thể chất khỏe, tâm lý ổn định, đặc biệt với trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì.

Cắt khẩu phần sữa

Khi con đang điều trị thừa cân, béo phì, nhiều cha mẹ thường có tâm lý e ngại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, dẫn đến cắt giảm khẩu phần sữa của trẻ.

Trên thực tế, sữa và các chế phẩm từ sữa được coi là một nhóm thực phẩm thiết yếu, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin và khoáng chất với hàm lượng dinh dưỡng cân đối, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện thể chất lẫn trí não. Việc cắt khẩu phần sữa có thể dẫn đến thiếu hụt đa khoáng chất, ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, sự chắc khỏe của xương ở trẻ nhỏ.

Theo BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, với trẻ có nguy cơ hoặc đang thừa cân, béo phì, nguyên tắc chọn sữa là năng lượng thấp và hàm lượng vi khoáng cao.

leftcenterrightdel
 Sữa Nutifood GrowPLUS+ Trắng có năng lượng thấp và hàm lượng vi khoáng cao, phù hợp thể trạng trẻ có nguy cơ hoặc đã thừa cân, béo phì.

Hiện nay, những dòng sữa được nghiên cứu phù hợp thể trạng trẻ có nguy cơ tăng cân, béo phì như GrowPLUS+ Trắng được nhiều phụ huynh ưa chuộng. Không chỉ hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, duy trì cảm giác no lâu, sữa có hệ chất xơ polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo; bổ sung 29 vitamin và khoáng chất, trong đó có canxi, photpho, vitamin D3, vitamin K2 tốt cho mô xương, hỗ trợ tăng chiều cao. DHA từ tảo giúp phát triển trí não và thị lực. Đây là những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Không chú trọng thời lượng vận động

Việc yêu cầu trẻ tập luyện cùng một bài tập và cường độ từ tuần này qua tuần khác có thể dẫn đến trạng thái chán chường, không có động lực duy trì. Thay vì áp đặt lịch trình tập luyện, cha mẹ có thể trò chuyện với con để tìm ra những bài tập thể chất hoặc hoạt động ngoài trời hấp dẫn, khơi gợi hứng thú của trẻ.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Khi được tập luyện theo sở thích, trẻ sẽ có động lực duy trì vận động mỗi ngày. 

Cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ tập thể dục từ 15 đến 20 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần cường độ, thời lượng mỗi tuần. Theo thời gian, trẻ béo phì cần ít nhất một giờ hoạt động cường độ trung bình mỗi ngày, hoạt động thể chất cường độ cao ít nhất ba lần mỗi tuần.

Thể lực của trẻ 2-5 tuổi phù hợp với các dạng vận động, vui chơi, chạy nhảy ngoài trời thay vì các bài tập cường độ mạnh. Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể cho con dần làm quen với các hoạt động thể lực từ nhẹ đến mạnh như đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang. Để hạn chế việc ngồi quá lâu xem TV, video hay dán mắt vào trò chơi điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ làm việc nhà như lau dọn, tưới cây…

Đồng thời, cha mẹ có thể sử dụng ứng dụng để theo dõi mức calo trẻ tiêu thụ trong quá trình vận động, từ đó cân đối năng lượng nạp vào và tiêu hao.

Theo zingnews