Tắm với nhiệt độ nước quá cao

7

Ảnh minh họa

Nhiều người có thói quen tắm nướng nóng trên 40 độ vì nghĩ tẩy được tế bào chết sạch sẽ trên da. Nhưng thực tế, làn da chỉ chịu được nhiệt độ từ 35 – 40 độ C, nước càng nóng thì càng dễ làm cho lỗ chân lông mở rộng ra, từ đó đẩy nhanh tình trạng mất nước của da.

Tắm nước quá nóng trong một môi trường kín sẽ gây khó thở, bởi lúc này toàn bộ mạch máu sẽ bị giãn nở, làm ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em chỉ nên tắm nước nóng ở khoảng 40 độ, nhiệt độ nước thích hợp có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và điều hòa kích thích cơ thể.

Tắm quá lâu trong nhà tắm, ngâm nga trong bồn tắm

5

Ảnh minh họa

Thời gian tắm nói chung nên là 10-15 phút và lâu nhất là không quá 20 phút.

Khi nước thấm quá nhiều vào cơ thể các mao mạch của bạn dần dần bị giãn ra và thường không còn hoạt động tích cực như trước nữa. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể của bạn.

Mặt khác, khi bạn tắm quá lâu cơ thể bạn đang chịu với nhiệt độ nước mà bạn tắm (có thể lạnh hoặc nóng tùy vào nhiệt độ của nước). Khi tắm xong, nhiệt độ cơ thể vẫn chưa hạ nhiệt hoặc cân bằng với nhiệt độ bên ngoài sẽ khiến bạn rất dễ bị cảm.

Tắm khi quá đói và quá no

3

Ảnh minh họa

Trong quá trình tắm, cơ thể tiêu hao rất nhiều calo, cần tránh tắm lúc đói để không bị sốc hạ đường huyết do lượng đường trong máu thấp. Đồng thời, bạn cũng không nên tắm lâu hoặc tắm ở nhà một mình lúc đói, lúc no, huyết áp không ổn định và sau khi ốm, uống rượu, đề phòng các tai nạn khi tắm.

Số lần tắm không nên quá nhiều

Số lần tắm cũng không nên quá nhiều, bằng không lượng dầu bài tiết bình thường trên bề mặt da và toàn bộ vi khuẩn bảo vệ được ký sinh trên da cũng sẽ hoàn toàn bị cuốn trôi, khiến da bị yếu và dễ dấn đến các bệnh liên quan đến da.

Theo giadinhvietnam.com