Nhưng khoảng 15 ngày sau, chồng bà Vương vẫn cảm thấy có gì đó trong ngực và thường xuyên không nuốt được thức ăn.
Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ đã sắp xếp cho ông chụp CT sau xương ức, phát hiện ông có một chỗ khuyết ở giữa thực quản với độ dày không đều, giá trị CT là 45, mật độ thấp, chiếm chỗ vết thương.
Để hỗ trợ thêm cho phỏng đoán, bác sĩ đã sắp xếp nội soi thực quản để lấy các mô bệnh lý có liên quan.
Cuối cùng, bác sĩ cầm kết quả giải phẫu bệnh và nói: "Đây thực sự là ung thư thực quản”.
Sau đó, bác sĩ tìm hiểu thói quen ăn uống của họ, phát hiện họ đặc biệt thích ăn thịt xông khói nướng. Sau khi đề nghị bà Vương cùng kiểm tra, kết quả chẩn đoán bà có tổn thương tiền ung thư thực quản.
Ảnh minh họa.
Cả hai vợ chồng đều mắc bệnh ung thư, điều này đã giáng một đòn mạnh vào gia đình. Tình trạng của bà Vương tương đối nhẹ và có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, nhưng tình trạng của chồng bà nghiêm trọng hơn, ngay cả khi phẫu thuật, cơ hội sống sót không cao.
Tại sao ung thư thực quản khó chẩn đoán?
Ung thư thực quản là một khối u được tìm thấy trong thực quản, bệnh ảnh hưởng đến việc nuốt do ung thư biểu mô thực quản ác tính, nếu ở gần một số cơ quan nhất định ung thư thực quản sẽ di căn trong thời gian ngắn.
Theo phân loại bệnh học, ung thư thực quản có thể được chia thành ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến, đây là hai loại ung thư thực quản phổ biến nhất trên lâm sàng.
Tại sao ung thư thực quản thường được phát hiện ở giai đoạn giữa và cuối?
Do thực quản thiếu dây thần kinh và mạch máu nên độ nhạy cảm không mạnh, ung thư thực quản giai đoạn đầu không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng do chưa thâm nhiễm hay xâm lấn các mô, cơ quan xung quanh.
Hơn nữa, ung thư thực quản giai đoạn đầu không chiếm nhiều không gian trong thực quản nên sẽ không gây rối loạn nuốt, người bệnh cũng không có triệu chứng rõ ràng, chỉ thấy khó chịu ở thực quản nên hầu hết người bệnh chủ quan không đi khám.
Ảnh minh họa.
4 triệu chứng cổ họng cảnh báo ung thư thực quản
Ung thư thực quản và viêm họng mãn tính thường dễ bị nhầm lẫn, chẩn đoán sai, khiến người bệnh chậm trễ trong việc điều trị. Ung thư thực quản và viêm họng mãn tính tuy có triệu chứng giống nhau nhưng về cơ bản vẫn có sự khác nhau.
Trên lâm sàng, viêm họng mãn tính triệu chứng chủ yếu biểu hiện là cổ họng cảm giác dị vật cùng khó chịu, đặc biệt là lúc yên tĩnh, nhưng lúc ăn thì triệu chứng này sẽ giảm bớt, lúc không ăn sẽ nặng thêm.
Khi bệnh nhân ung thư thực quản không ăn, dị vật tắc nghẽn và khó chịu sẽ giảm bớt, khi ăn sẽ tăng lên.
Viêm họng mãn tính khi ăn sẽ không gây ra hiện tượng tắc thức ăn hoặc không nuốt được, nhưng bệnh nhân ung thư thực quản sẽ có cảm giác không nuốt được thức ăn, tắc nghẽn nghiêm trọng. Giai đoạn sau không nuốt được nước bọt và nước uống.
Viêm họng mãn tính có thể dùng thuốc kháng viêm giảm bớt, khống chế thậm chí chữa khỏi, nhưng ung thư thực quản dùng thuốc kháng viêm thì không thể thuyên giảm và kiểm soát được.
Nguyên nhân gây ung thư thực quản
Ung thư thực quản có tỷ lệ tử vong cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh thấp, là một trong những căn bệnh không mấy phổ biến. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ mắc ung thư thực quản vẫn ngày một gia tăng.
Nguyên nhân là do đâu?
Trước hết là thói quen ăn uống không hợp lý lâu ngày. Ung thư thực quản xảy ra ở thực quản, có thể hình dung nó có quan hệ mật thiết với thực phẩm, những người thích ăn đồ chiên, nướng lâu ngày đặc biệt dễ mắc bệnh ung thư thực quản.
Ngoài ra, bệnh nhân thích ăn quá no, ăn đồ dễ gây kích thích, ăn đồ có nhiệt độ cao cũng có thể gây ung thư thực quản nghiêm trọng, bởi chế độ ăn như vậy dễ kích thích biểu mô niêm mạc thực quản thoái hóa, dẫn đến ung thư.
Ảnh minh họa.
Hút thuốc và uống rượu là những yếu tố quan trọng gây ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. Thuốc lá chứa hàng trăm chất độc hại, bất kỳ chất nào cũng có thể kích thích ung thư thực quản.
Độc tố và vi khuẩn trong thực phẩm cũng có thể gây ra các tổn thương vật lý, phổ biến là aflatoxin, Fusarium,... Những vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố tế bào nguy hiểm và gây ung thư tế bào. Do đó, việc chú ý vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống để ngăn chặn sự xâm nhập của độc tố vi khuẩn là vô cùng quan trọng.
Thiếu hụt vitamin và các nguyên tố vi lượng trong thời gian dài cũng là một nhân tố quan trọng dẫn đến ung thư thực quản, ví dụ như selen, β- caroten, vitamin E đều có tác dụng bảo vệ nhất định đối với thực quản, nếu thiếu hụt lâu dài sẽ gây ra bệnh ung thư thực quản nghiêm trọng.
Theo giadinhonline.vn