leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ăn rau sống

ThS.BS Đặng Ngọc Hùng - một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng đã có những chia sẻ về lợi ích của việc tiêu thụ rau sống trong chế độ ăn uống: Những thực phẩm tự nhiên và ít qua xử lý sẽ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quý báu mà cơ thể cần. Tuy nhiên, trong môi trường ngày nay, thực phẩm được sản xuất hàng loạt và vận chuyển xa. Vì vậy mà các loại rau sẽ có nguy cơ cao sử dụng các chất bảo quản, thuốc trừ sâu và tăng trưởng để tối ưu hóa sản lượng và hiệu suất. Về lâu về dài, các chất hóa học trong rau sống được tiêu thụ sẽ gây hại cho sức khỏe.

Hơn nữa, khi ăn rau sống sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn do quá trình rửa rau không kỹ hoặc môi trường bảo quản rau sống chưa đạt vệ sinh.

ThS.BS Đặng Ngọc Hùng đã đề cập đến việc không nên lạm dụng rau sống trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ông khuyên người tiêu dùng nên xem xét sử dụng rau sống chỉ khi chúng đến từ nguồn rau tự trồng, rau hữu cơ hoặc rau có nguồn gốc rõ ràng. Trong trường hợp rau không xác định về quá trình trồng và vận chuyển thì nên nấu chín rau trước khi ăn. Bởi vì khi ở nhiệt độ cao, nước nóng có khả năng làm tiêu diệt một số hợp chất hóa học tồn tại trong rau.

Bác sĩ cũng nhấn mạnh khi ăn các món ăn ngoài hàng như bún, phở, người tiêu dùng cần yêu cầu trụng rau trước khi ăn thay vì ăn rau sống để đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ gìn sức khỏe ổn định.

Ăn nhiều rau củ muối

Mang rau củ đi muối chua cũng là một hình thức chế biến rau củ mà người Việt thường áp dụng. Phương pháp này giúp bảo quản rau được lâu hơn, đồng thời đem lại hương vị chua nhẹ, hơi mặn, rất đưa cơm.

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại rau được chế biến theo hình thức này lại không được giới chuyên gia khuyến khích. Bởi lẽ các loại rau này chứa nhiều muối, không tốt cho quá trình ổn định huyết áp, đường huyết.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định các thực phẩm càng chứa nhiều muối càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi muối có thể gây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng sự phát triển của vi khuẩn HP và cuối cùng tạo thành ung thư.

Dưa củ muối chỉ nên sử dụng hạn chế. Thay vì lựa chọn các loại rau củ muối thì các món rau hấp, luộc là cách chế biến rau được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích

Ăn rau thừa từ đêm hôm trước

Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, rau xanh thường chứa nhiều nitrat. Khi nấu chín và để chúng qua đêm có thể dẫn đến quá trình biến đổi nitrat thành nitrit - một hợp chất có khả năng gây ra bệnh ung thư.

Các loại rau như súp lơ, cải thìa, cà rốt, cần tây... đều chứa nhiều nitrat hơn so với các loại rau khác. Do đó, tốt nhất là không nên tiêu thụ rau xanh sau khi chúng đã nấu chín quá 4 tiếng và nếu còn dư thừa thì nên bỏ, tuyệt đối không ăn. Điều này giúp đảm bảo an toàn dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi người.

Ăn rau quả đã lưu trữ quá lâu

Nhiều người vì bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian nên thường đi chợ một lần một tuần rồi cất rau quả trong tủ lạnh ăn dần. Điều này tuy tiện lợi nhưng lại khiến rau bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng

Hơn nữa trong rau quả chứa một lượng nitrat nhất định, nó sẽ chuyển hóa thành nitrit - chất gây ung thư trong quá trình bảo quản, để càng lâu lượng nitrit được chuyển hóa càng nhiều. Để hạn chế tác hại, bạn có thể chần một số loại rau quả qua nước sôi trước khi chế biến, sẽ giúp loại bỏ 60% nitrit có trong chúng.

Ăn rau củ nướng quá kỹ

Rau củ được làm chín ở nhiệt độ quá cao có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng bên trong. Tệ nhất là khi rau củ nướng bị cháy đen, có mùi khét, đây là dấu hiệu cho thấy rau củ đã bị biến hóa thành chất benzopyrene, một tác nhân gây ung thư thường được tìm thấy trong khói thuốc lá. Không chỉ nướng, khi rau củ được xào ở nhiệt độ cao cũng làm biến đổi các chất chống ôxy hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Theo tieudung.kinhtedothi