Não bộ là "đại bản doanh chỉ huy" của cơ thể con người. Mọi suy nghĩ và hành vi của con người đều do não bộ điều khiển, một khi bộ não có vấn đề thì hậu quả sẽ "không thể tưởng tượng nổi".
Nhồi máu não là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn, lúc này một bộ phận não bị suy giảm chức năng và hoạt động bị rối loạn.
Khi bị nhồi máu não, khoảng thời gian cấp cứu vô cùng quan trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ hoại tử cao. Khi đó, phần não bị hoại tử do bị nhồi máu khó hồi phục, có trường hợp không thể hồi phục. Vùng não bị tổn thương sẽ quyết định người bệnh tàn phế hoặc tử vong.
Sau khi chức năng não bị tổn thương, các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng sẽ xuất hiện, chẳng hạn như liệt nửa người, rối loạn huyết thanh, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thính giác, rối loạn nhận thức và một loạt các suy giảm chức năng.
|
Nhồi máu não là loại bệnh lý mạch máu não do thiếu máu cục bộ phổ biến và thường gặp nhất, với tỷ lệ tử vong và tàn phế cũng như tỷ lệ tái phát cao, việc phòng ngừa nhồi máu não có ý nghĩa rất lớn.
Đặc biệt những bệnh nhân có tiền sử gia đình dương tính, bệnh nhân trung niên và cao tuổi bị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng procystein máu dễ bị nhồi máu não thì việc phòng ngừa là rất quan trọng.
Người có 4 yếu tố này có nguy cơ bị nhồi máu não cao
Bất kì ai cũng có nguy cơ bị nhồi máu não, nhưng theo các chuyên gia tế tại Bệnh viện John Hopkins thì 4 nhóm người sau đây có khả năng bị nhồi máu não cao hơn cả:
1. Thiếu vận động
Người lười vận động trong thời gian dài sẽ khiến lượng mỡ thừa trong cơ thể và lượng calo dư thừa không kịp tiêu hao dẫn đến tích mỡ và gây béo phì. Cơ thể bị béo phì quá mức sẽ dẫn đến tăng hàm lượng mỡ trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thống mạch máu trong não. Quá trình cung cấp máu bình thường và cung cấp oxy cho mô não cũng bị tác động theo, cuối cùng thúc đẩy sự hình thành và tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não. Vì vậy bất kể đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nên quan tâm tới việc tập thể dục vừa phải để bảo vệ sức khỏe.
2. Thường xuyên có tâm trạng không tốt
Người rất dễ tức giận hoặc trầm cảm cũng sẽ dẫn đến nhồi máu não, vì khi nóng giận hoặc lo lắng lâu ngày có thể làm cho chức năng điều tiết của mạch máu và thần kinh trở nên bất thường. Điều này cũng có nghĩa là nó khiến cho mạch máu não co bóp bất thường, dẫn đến nhồi máu não.
3. Tăng huyết áp
Đa số bệnh nhân nhồi máu não đều có tiền sử tăng huyết áp. Có người nhồi máu não do không chú ý theo dõi huyết áp, cũng có người biết mình bị cao huyết áp nhưng không dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên.
Kết quả là huyết áp luôn dao động, cuối cùng dẫn đến nhồi máu não. Vì vậy, cần theo dõi huyết áp thường xuyên và cố gắng giữ huyết áp trong giới hạn bình thường.
4. Hút thuốc và uống rượu
Người hút thuốc lá, uống rượu lâu ngày cũng rất dễ bị nhồi máu não. Chất độc trong thuốc lá sẽ làm tổn thương các mạch máu, đồng thời sẽ làm co các mạch máu nhỏ, cản trở lưu thông máu, làm tăng tỷ lệ nhồi máu não lên rất nhiều. Uống rượu bia sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu và làm tăng huyết áp trong cơ thể, dễ dẫn đến nhồi máu não.
Vì vậy, người bệnh nhồi máu não phải có thái độ và thói quen sinh hoạt tốt, sống khoa học, lành mạnh, chủ động phòng ngừa nhồi máu não và giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Có 5 hiện tượng này trong khi ngủ, đề phòng khả năng nhồi máu não
Tiến sĩ Doojin Kim, một nhà thần kinh học tại Trung tâm Y tế UCLA ở Santa Monica, cho biết, nắm được các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não có thể giúp cứu sống và giảm thiểu nguy cơ bị tàn tật. Đột quỵ xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở những người trẻ tuổi. Những người có tiền sử gia đình bị đột quỵ cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Tuy nhiên, "các dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng của đột quỵ có thể không được nhận biết. Một phần của vấn đề là nhiều người nghĩ rằng đột quỵ xảy ra với "người khác" chứ không phải với mình", TS Kim nói. Ông cũng khuyến cáo mọi người nếu gặp 5 hiện tượng này trong khi ngủ thì cần cảnh giác với bệnh nhồi máu não.
1. Tê một bên chân tay
Nhồi máu não khiến các mạch máu và dây thần kinh ở chi không được cung cấp đủ máu dẫn đến teo lại và xuất hiện các triệu chứng tê bì. Ban đầu có thể chỉ bị tê cục bộ, nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng này sẽ tăng dần và một số cơn tê sẽ lần lượt xuất hiện, tê bì mặt, tê lưỡi, tê tay và các hiện tượng khác.
Một khi nhận thấy tình trạng tê bì cơ thể ngày càng gia tăng, thậm chí một bên chân tay bị tê, thì nên chú ý đến khả năng bị nhồi máu não.
2. Chảy nước dãi thường xuyên
Khi ngủ hàng ngày nếu thường chảy nước dãi một bên, cần kiểm tra mạch máu não kịp thời. Tế bào não, các mô lân cận và dây thần kinh cần được nuôi dưỡng bằng cách vận chuyển máu qua mạch máu não. Nếu mạch máu não bị bất thường hoặc bị tắc nghẽn có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho các tế bào não và dây thần kinh, lâu dần sẽ gây rối loạn thần kinh khiến cơ họng bị lỏng lẻo dẫn đến chảy nước dãi thường xuyên.
3. Nhìn mờ
Xuất hiện các cơn mờ mắt đột ngột, nhìn mờ và mất thị giác một mắt, kéo dài trong vài phút, sau đó thị lực phục hồi cũng có thể là do máu cung cấp cho động mạch hai bên hoặc động mạch mắt hai bên không đủ. Có một đường thị giác từ dây thần kinh thị giác đến thùy chẩm. Tổn thương bất kỳ bộ phận nào của nó có thể dẫn đến suy giảm thị lực, bao gồm mờ mắt, nhìn đôi hoặc liệt nửa người.
4. Chảy máu cam khi ngủ
Bây giờ là mùa tương đối hanh khô và chảy máu cam khi ngủ dường như là một điều rất phổ biến. Phản ứng đầu tiên của nhiều người sau khi bị chảy máu cam là thấy phiền phức. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam khi ngủ thì phải xem có phải do máu cung cấp cho não không đủ hay không.
Do máu lên não không đủ, áp lực máu dồn vào khoang mũi dẫn đến chảy máu mũi nên nếu thường xuyên bị chảy máu cam khi ngủ thì bạn phải hết sức lưu ý.
5. Thường xuyên chóng mặt và nhức đầu
Nhức đầu và chóng mặt là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu não. Nhức đầu và chóng mặt thường xuyên có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh. Nhồi máu não, là một bệnh mạch máu, có thể dẫn đến lưu lượng máu không đủ trong não. Do đó sẽ gặp phải các vấn đề như chóng mặt, tất nhiên đau đầu và chóng mặt không liên tục mà diễn ra ngắt quãng và tần suất nhiều nhất là khi ngủ vào ban đêm.
TL - Nguồn: Aboluowang, WebMD, BetterHealth, Stroke