Empty

Không nên uống bia để xóa tan cơn khát trong những ngày hè nắng nóng (Ảnh minh họa)

Không nên dùng bia để lạm dụng cơn khát

Theo các chuyên gia y tế, uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, khiến nhịp tim, mạch máu mở rộng, tăng bề mặt nhiệt, do đó làm tăng sự bốc hơi nước, gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đòi hỏi bài tiết, muốn đi tiểu làm cơ thể mất độ ẩm hơn.

Ngoài ra, bia hòa tan trong máu, làm độ nhớt máu tăng lên, buộc máu từ ngoại mạch phải hấp thụ nước để pha loãng máu trong các tĩnh mạch, do đó gây ra khô miệng.

Không uống bia quá lạnh

Trong thời tiết hè nắng nóng, 1 cốc bia thật lạnh có thể là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, uống một lượng lớn bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, viêm đường ruột và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Không uống bia khi đói

Empty

Lúc đói tuyệt đối không nên uống bia bởi gây hại dạ dày và gan (Ảnh minh họa)

Bia vẫn là một loại đồ uống có cồn. Uống bia khi đói hoặc uống bia không kèm đồ ăn rất dễ gây hại dạ dày và gan. Uống bia khi đói dễ làm nặng hơn các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, nặng hơn các cơn trào ngược. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu, sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.

Không uống bia khi dùng thuốc

Cồn trong bia gây cản trở hấp thu của nhiều loại thuốc và gây tăng kích ứng dạ dày. Ví dụ. như kháng sinh, đặc biệt kháng sinh Cephalosporin, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, sốc thuốc, hạ huyết áp, hạ đường huyết nếu dùng bia gần thời điểm dùng thuốc.

Không nên tắm sau khi uống bia

Bạn tuyệt đối không nên đi tắm ngay sau bữa nhậu, kể cả tắm bằng nước nóng. Sự kết hợp của nước ấm và cồn có thể khiến bạn buồn ngủ, dễ choáng ngất trong phòng tắm.

Empty

Cảnh báo không nên tắm ngay sau khi uống bia mùa hè rất dễ gây đột quỵ (Ảnh minh họa)

Nếu thấy cơ thể "bốc hỏa" sau khi uống bia, bạn cũng không được tắm nước lạnh. Nước lạnh không giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn khiến mạch máu co rút đột ngột, dễ dẫn đến cảm lạnh, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo giadinhvietnam