Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường, đặc biệt là loại 1, có thể khiến cơ thể giảm cân một cách lặng lẽ mặc dù cảm giác thèm ăn tăng lên. Trong tình trạng này, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc kháng lại insulin. Kết quả là nó bắt đầu phân hủy chất béo và mô cơ để lấy năng lượng, dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn theo thời gian.
Mặc dù người bệnh cảm thấy đói thường xuyên hơn nhưng cơ thể vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng năng lượng từ thức ăn một cách hợp lí, khiến cân nặng giảm dần.
Cường giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức được gọi là cường giáp, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của bạn quá mức. Kết quả là cơ thể bạn đốt cháy calo với tốc độ nhanh hơn, ngay cả khi bạn không tham gia hoạt động thể chất.
Bên cạnh việc giảm cân, những người mắc bệnh cường giáp có thể gặp các triệu chứng như bồn chồn, đổ mồ hôi quá nhiều và nhịp tim nhanh.
Rối loạn thần kinh
Các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng có thể phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể, dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn.
Những tình trạng này có thể cản trở các chức năng bình thường của cơ thể, điều chỉnh sự thèm ăn. Ngoài ra, các loại thuốc dùng để kiểm soát các triệu chứng thần kinh đôi khi có thể có tác dụng phụ làm ức chế sự thèm ăn hoặc làm thay đổi quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể giảm cân.
Lupus
Lupus là một bệnh tự miễn mạn tính (kéo dài) có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm thận và đường tiêu hóa.
Tình trạng viêm do lupus gây ra có thể phá vỡ quá trình trao đổi chất bình thường, làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Tổn thương đường tiêu hóa có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp còn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn, dẫn đến giảm cân ngoài ý muốn theo thời gian. Đau mãn tính, mệt mỏi và viêm liên quan đến tình trạng tự miễn dịch này có thể làm giảm sự thèm ăn của bạn đối với thực phẩm.
Theo laodong