Tại sao bánh mì trắng lại không tốt cho người tiểu đường?
Bánh mì trắng không tốt cho người mắc tiểu đường vì nó được làm từ bột mì tinh chế, có chỉ số đường huyết cao. Ăn bánh mì trắng có thể làm tăng nhanh chóng lượng đường trong máu vì trong quá trình tinh chế, làm bánh, hầu hết chất xơ, vitamin và khoáng chất bị loại bỏ.
Loại bánh mì nào là tốt nhất cho người tiểu đường?
Bánh mì nguyên cám: Bánh mì nguyên cám giàu chất xơ, có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Sự hiện diện của chất xơ trong bánh mì nguyên cám cũng có thể giúp bạn no lâu hơn, hạn chế ăn mất kiểm soát.
Bánh mì ngũ cốc: Bánh mì ngũ cốc được kết hợp từ nhiều loại ngũ cốc như bột mì nguyên cám, yến mạch, hạt kê, hạt lanh, nước, men và muối. Tất cả đều góp phần tạo nên hàm lượng chất xơ cao hơn trong bánh. Sự đa dạng của các loại ngũ cốc cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho người ăn.
Bánh mì lúa mạch đen: Các loại thực phẩm làm từ lúa mạch đen, bao gồm bánh mì lúa mạch đen, được phát hiện có tác động tích cực đến phản ứng insulin và glucose trong giai đoạn sau bữa ăn hoặc thời gian sau bữa ăn. Bánh mì lúa mạch đen chứa chất xơ, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.
Bánh mì chua: Bánh mì làm từ bột chua có thể giúp làm giảm sự gia tăng đường huyết sau ăn, một tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu tăng vọt ngay sau bữa ăn. Quá trình lên men trong bánh mì làm từ bột chua có thể làm giảm chỉ số đường huyết, khiến tiêu hóa chậm hơn và ít có khả năng gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Các axit tự nhiên trong bột chua cũng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate.
Bánh mì yến mạch: Yến mạch giàu beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu, vì vậy bánh mì làm từ yến mạch có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu.
Theo laodong