leftcenterrightdel
 Người cao huyết áp không nên ăn nhiều muối. Nguồn ảnh: Internet 

Cải cúc

Cứ 100 gam rau cải cúc chứa 161 mg natri, nếu ăn một cân cải cúc một lúc đồng nghĩa với việc sẽ ăn vào cơ thể 0,85 gam muối. Cùng với muối và bột ngọt được sử dụng trong nấu ăn, lượng muối ăn vào có thể dễ dàng vượt quá tiêu chuẩn sau bữa ăn, không tốt cho việc kiểm soát huyết áp.

Cần tây, thì là

Ai cũng biết việc cho bé ăn rau có rất nhiều lợi ích, nó có thể bổ sung dinh dưỡng như vitamin và chất xơ có lợi cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng natri cao và không thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi, ví dụ như cần tây, thì là. Theo bảng thành phần thực phẩm của Trung Quốc, cứ 100 gam thì là chứa 186,3mg natri, tương đương hàm lượng muối là 0,47g/100 g; hàm lượng natri của thân cần tây là 206mg/100 g.

Cải dầu

Cải dầu là một loại rau lá xanh mà chúng ta thường ăn, có cấu trúc giòn và vị hơi đắng, chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, cải dầu chứa 55,8 mg natri trên 100 gam nên người cao huyết áp cần đặc biệt chú ý.

Nấm

Mỗi 100g nấm chứa 47,2 mg natri, đồng thời đây cũng là thực phẩm tự nhiên có hàm lượng muối cao. Mặc dù nấm là thực phẩm bổ dưỡng nhưng bạn vẫn phải lưu ý không nên ăn quá nhiều.

Một số người đã quen ăn nhiều muối, khó thay đổi trong thời gian ngắn, có thể dùng giấm, hành, tỏi, tiêu, mù tạt,… thay thế muối để tăng khẩu vị. 

Hoặc điều chỉnh thời gian cho muối vào nấu, nếu cho muối vào nấu sớm thì muối sẽ ngấm vào thức ăn và vị giác sẽ không dễ dàng phát hiện được. Lúc này bạn sẽ cảm thấy vị nhạt đi và có thể tiếp tục cho thêm muối. 

Rau thì là

Rau thì là chứa hàm lượng natri cao hơn cần tây và là loại rau chứa nhiều muối nhất. 453 gram rau thì là chứa 2,4 gram natri. Tốt nhất bạn nên ăn loại rau khác và cho ít muối vào khi nấu rau.

Theo tieudung.kinhtedothi