1. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Nghiên cứu cho thấy, cứ năm phụ nữ thì có đến một người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một chứng rối loạn nội tiết làm mất cân bằng hormone sinh sản estrogen và testosterone, làm rối loạn chuyển hoá insulin (hormone giúp biến đường và tinh bột thành năng lượng), gây nên tình trạng tăng cân không rõ nguyên nhân ở vùng bụng.

2. Đang đối mặt với chứng trầm cảm hoặc lo lắng

Khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái chiến đấu. Rất nhiều người trong chúng ta bị căng thẳng kinh niên khi ngồi ở bàn làm việc cả ngày hoặc sống một cuộc sống nhiều áp lực.

Khi mức cortisol của bạn tăng cao trong một thời gian dài, cơ thể bạn sẽ tiếp tục tích trữ chất béo, điều này có thể dẫn đến tăng cân.

3. Ngủ không ngon giấc và không đủ giấc

Ngủ quá ít làm tăng ghrelin, loại hormone báo hiệu đã đến giờ ăn, đồng thời làm giảm mức độ leptin, loại hormone mang lại cảm giác no, góp phần làm tăng cân đột ngột. Một nghiên cứu trên Tạp chí Sleep cho thấy, những người ngủ nhiều hơn một giờ mỗi tuần sẽ giảm mỡ nhiều hơn những người ngủ ít hơn một giờ.

4. Đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh

Giai đoạn chuyển sang mãn kinh, hay còn gọi là tiền mãn kinh, có thể bắt đầu ở phụ nữ sớm nhất là vào giữa độ tuổi 30, nhưng thường bắt đầu ở độ tuổi 40, khiến các hormone như estrogen tăng và giảm không đều, có thể gây tăng cân ở một số phụ nữ.

Các dấu hiệu khác của thời kỳ tiền mãn kinh bao gồm kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và thay đổi ham muốn tình dục của bạn.

5. Bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều cần quản lý insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 có mức insulin cơ bản cao hơn, do đó gây tăng cân nhiều hơn, rõ rệt ở vùng bụng.

Để chống lại việc tăng cân, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của bạn và tránh ăn quá nhiều đồ ăn nhanh hoặc thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện.

Theo laodong