leftcenterrightdel
 

Hậu Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Một trong những triệu chứng phổ biến nhiều người gặp sau khi bị Covid đó là rụng tóc. Điều này gây lo lắng cho nhiều người, nhất là hội chị em. Ở Anh, một phân tích trên 2,4 triệu bệnh nhân Covid cho thấy 79% báo cáo các trường hợp rụng tóc sau Covid.

Nếu bạn đang gặp tình trạng này, một số mẹo có thể thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn phục hồi và làm giảm tình trạng rụng tóc khá hiệu quả.

1. Covid-19 gây ra tình trạng rụng tóc như thế nào?

Khi bị nhiễm Covid-19 có thể làm tóc của bạn bị thay đổi vì khi cơ thể tập trung vào việc chống lại vi rút, cơ thể sẽ không tập trung nhiều năng lượng vào những việc ít cấp bách hơn như mọc tóc. Ngoài ra, hệ miễn dịch suy yếu sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến các hoạt động của cơ thể nên tóc cũng sẽ yếu và dễ rụng.

Rụng tóc liên quan đến Covid-19 không đi kèm với các triệu chứng trên da đầu như mẩn đỏ, bong tróc, ngứa hoặc rát, không giống như một số tình trạng rụng tóc khác. Vì vậy, bạn nên xem xét chính xác nguyên nhân rụng tóc để có hướng cải thiện phù hợp.

leftcenterrightdel
 Rụng tóc là một trong những triệu chứng của nhiều người sau khi bị mắc Covid-19 (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chứng tràn dịch telogen liên quan đến COVID-19 (rụng tóc quá nhiều) thường xảy ra từ một đến hai tháng sau khi bị nhiễm COVID-19. Theo nghiên cứu, có tới 60% những người bị nhiễm COVID-19 gặp tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới.

2. 5 mẹo cải thiện tình trạng rụng tóc hậu Covid-19

2.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng tốt là chiến lược quan trọng có thể giảm thiểu tình trạng rụng tóc liên quan đến Covid-19. Cũng cần lưu ý rằng chứng thiếu máu, mất vị giác là các triệu chứng thường được báo cáo trong Covid-19 và có thể dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc.

Do đó, bạn nên tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh, duy trì tình trạng dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giảm tính nhạy cảm với các di chứng lâu dài từ COVID-19 nói chung. Khoáng chất (sắt, kẽm), vitamin A, D, C, E có vai trò tiềm năng để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Các vi chất dinh dưỡng giúp duy trì hệ thống miễn dịch hoạt động tốt có thể được tìm thấy đặc biệt trong thực phẩm tươi (trái cây và rau quả họ cam quýt), thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch), thịt nạc, cá, sữa ít béo và chất béo lành mạnh (các loại hạt, hạt, dầu ô liu và dầu cá).

leftcenterrightdel
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tóc phát triển khoẻ mạnh (Ảnh: Internet) 

Mặt khác, chế độ ăn uống không lành mạnh bao gồm đường, chất béo bão hòa (axit béo) và carbohydrate tinh chế (bánh ngọt, bánh mì trắng) dẫn đến viêm mãn tính và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa các chất này.

2.2. Bổ sung vitamin tổng hợp

Vitamin D có khả năng điều chỉnh sự tăng sinh tế bào sừng và chu kỳ phát triển của tóc. Trong khi đó, khi bị Covid-19, vitamin D là một chất bổ sung được rất nhiều người ưa chuộng do khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin E được biết đến là chất chống oxy hóa mạnh. Tocopherols và tocotrienols là các dẫn xuất vitamin E thường được sử dụng trong các chất bổ sung mọc tóc bằng đường uống. Do đó, vitamin e được khuyến khích bổ sung cho các trường hợp bị rụng tóc nhiều. 

Biotin Biotin, còn được gọi là vitamin B7, là một trong những chất dinh dưỡng phổ biến có trong nhiều sản phẩm bổ sung tăng trưởng tóc, chủ yếu là do chức năng của nó trong sản xuất keratin.

leftcenterrightdel
Bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng rụng tóc (Ảnh: Internet) 

2.3. Bổ sung khoáng chất

Kẽm vừa giúp tăng cường miễn dịch lại giúp tăng độ dày của tóc nên các chuyên gia thường khuyến nghị bổ sung kẽm ở các trường hợp bị Covid-19 và rụng tóc.

Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc. Vì thế, sau khi nhiễm Covid-19, người bệnh nên bổ sung sắt với hàm lượng vừa đủ, có thể thăm khám và bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ.

2.4. Giảm căng thẳng

Căng thẳng là một yếu tố phổ biến gây ra rụng tóc. Mỗi sợi tóc di chuyển qua ba giai đoạn - giai đoạn tăng trưởng (anagen) kéo dài từ ba đến sáu năm, giai đoạn chuyển tiếp (catagen) kéo dài từ hai đến bốn tuần và giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) kéo dài từ hai đến bốn tháng. Tóc bị rụng sau khi thực hiện telogen. Tất cả các sợi tóc trên đầu của chúng ta đều ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ này, vì vậy chỉ 10% trong số chúng sẽ ở trạng thái telogen tại một thời điểm.

Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng Covid, cơ thể chịu những căng thẳng có thể dẫn tới tình trạng nhiều sợi tóc sang giai đoạn telogen cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc đáng kể từ hai đến bốn tháng sau đó.

Các bạn có thể đi bộ, tập yoga, thiền, chia sẻ với gia đình, tập trung vào các sở thích cá nhân … để có thể cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần thoải mái.

leftcenterrightdel
 Giữ tinh thần thoải mái sẽ cải thiện được tình trạng rụng tóc sau Covid-19 (Ảnh: Internet)

2.5. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc cũng là điều cần thiết để ngăn ngừa rụng tóc. Hormone melatonin giúp tăng trưởng tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Hormone này được giải phóng trong não vào ban đêm khi chúng ta ngủ. Vì vậy, thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin, dẫn tới tình trạng tóc yếu và dễ rụng.

Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng rụng tóc, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm dưỡng tóc từ thiên nhiên như bồ kết, dầu dừa, tinh dầu bưởi, ... Không nên tác động mạnh đến da đầu vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc. 

Nguồn tham khảo: 

- Hair loss from COVID: Expert tips to manage this distressing long COVID symptom

- Complementary Strategies to Promote Hair Regrowth in Post-COVID-19 Telogen Effluvium

Vân Anh