Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, qua ống tiểu đi đến bàng quang hoặc thận. Ai cũng có thể mắc viêm đường tiên niệu Nhưng ở phụ nữ, niệu đạo gần trực tràng hơn, điều này làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng,
Cấu tạo và nhận biết dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Đường tiết niệu hay là hệ tiết niệu chính là cơ quan giúp cơ thể thải ra ngoài những chất lỏng dư thừa, độc hại từ sự lưu thông máu. Cấu tạo hệ tiết niệu gồm: 2 thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo.
Đường tiết niệu của phụ nữ cũng được cấu tạo khác với nam giới, điều này cũng giải thích tại sao nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn ở phụ nữ. Niệu đạo của người phụ nữ là "tương đối ngắn" khoảng 4 cm trong khi đó niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều do đó vi khuẩn gặp khó khăn hơn để vào bàng quang.
Khi bị viêm đường tiết niệu tức là bạn bị rối loạn tiểu tiện, mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt. Nước tiểu đục hoặc có màu hồng, mùi khai nồng, làm cho người bệnh thấy đau rát mỗi lần đi tiểu. Thậm chí, có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu như:
- Khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, thậm chí tiểu ra máu.
- Tiểu gấp.
- Tiểu rắt.
- Nước tiểu đục hoặc có màu hồng (ra cùng với máu).
- Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu) hay bụng dưới.
- Cảm giác mệt mỏi cả ngày, sốt nhẹ …
Nếu có các triệu chứng trên, bạn không nên lo lắng, cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên để được chữa trị đúng, kịp thời. Trong trường hợp, có sốt kèm với các triệu chứng khác như đau lưng, buồn nôn và nôn thì nên đi gặp bác sĩ sớm.
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, đúng cách
Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là hoạt động tình dục. Khi quan hệ tình dục chất lỏng trong cơ thể của bạn và của đối tác hòa lẫn vào nhau. Điều đó có nghĩa là các hạt phân từ hậu môn của bạn có thể di chuyển về phía trước và chúng có khả năng bị đẩy lên niệu đạo.
Hơn nữa quan hệ tình dục khi viêm đường tiết niệu có thể khiến cho người bệnh và bạn tình nhiễm vi khuẩn E.Coli. Chúng có thể xâm nhập sâu hơn, tấn công vào cơ quan sinh dục của họ và lây cho người bạn đời, nặng nhất có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản gây vô sinh.
Nếu nhiễm trùng đường tiểu đến từ nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng lây qua đường sinh dục như: giang mai, sùi mào gà sinh dục, Herpes sinh dục... các vi khuẩn và virus lây bệnh gồm chlamydia, trichomonas, nấm Candida, trùng roi âm đạo... sẽ được lây truyền rất nhanh chóng.
Sỏi thận có thể hình thành trong đường tiết niệu, là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với nhiễm trùng đường tiết niệu. Hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi có kích thước nhỏ di chuyển từ thận theo dòng chảy của nước tiểu xuống các vị trí thấp hơn thuộc hệ tiết niệu như niệu quản, niệu đạo và bàng quang được gọi là tình trạng sỏi thận xuống đường tiết niệu. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo và sỏi bàng quang.
Lúc này, nếu sỏi to sẽ bị kẹt lại ở vị trí niệu quản – một vị trí nguy hiểm và gây biến chứng cao nhất như ứ nước toàn phần và thúc đẩy quá trình suy thận cấp tính.
Khi sỏi thận xuống đường tiết niệu gây những cơn đau quặn thận, đau nhiều ở vùng thắt lưng, rồi lan xuống vùng bụng dưới tới hai bàn chân. Cường độ đau tăng dần từ nhẹ tới nặng làm cho việc đi lại khó khăn hơn. Tấn suất đau đột ngột theo từng cơn và kéo dài từ vài phút tới cả tiếng đồng hồ. Ngoài ra, người bệnh còn có các các cơn đau tại vùng hông, vùng thắt lưng xảy ra khi sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu bị mắt kẹt tại niệu quản. Cơn đau âm ỉ từ vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản.
Đường tiết niệu của phụ nữ cũng được cấu tạo khác với nam giới, điều này cũng giải thích tại sao nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn ở phụ nữ.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa
Việc chống chọi với tiêu chảy làm tăng nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào bàng quang của bạn.
Táo bón có thể khiến bạn khó tống hết chất thải trong bàng quang ra ngoài. Và khi nước tiểu đọng lại trong bàng quang sẽ làm tăng nguy cơ cho bất kỳ vi khuẩn nào có trong đó sẽ có thể sinh sôi.
Thường xuyên nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bạn không nên nhịn tiểu quá lâu hoặc vội vàng khi đi tiểu.
Cần đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu. Việc đi tiểu và làm trống bàng quang để tống vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu ra ngoài, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh.
- Đái tháo đường không kiểm soát
Đái tháo đường không kiểm soát cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Khi bị đái tháo đường lâu ngày, các cơ chế đề kháng chống nhiễm trùng cũng suy giảm như giảm trương lực bài tiết, rối loạn thần kinh ở bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.... và khi nhiễm trùng đường huyết lại tăng lên, làm nặng thêm bệnh lý đái tháo đường trước đó.
Biến chứng trên bệnh nhân đái tháo đường là hoại tử gai thận do tắc nghẽn động mạch nuôi thận làm thiếu máu cục bộ gai thận, gây ra hoại tử gai thận. Những nhu mô hoại tử trên có thể được đào thải theo đường tiết niệu nhưng đôi khi cũng bị chặn lại, gây ứ nước làm nặng thêm cả quá trình nhiễm trùng và hoại tử gai thận.
Một dạng khác là viêm thận bể thận sinh hơi gặp ở các bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết. Các vi khuẩn lên men đường tạo ra hơi và gây viêm hoại tử mô thận rất nhanh, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng chuyển nặng rất nhanh (giai đoạn III, IV), có nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 60 – 70%), đặc biệt nếu không phẫu thuật cắt thận cấp cứu và hồi sức tích cực kịp thời.
Theo suckhoedoisong.vn